Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 9/5, tại cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số thành phố Hà Nội (số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền thành phố với báo chí và công chúng.

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội là đầu mối tập trung các hoạt động cung cấp, điều phối và xử lý thông tin báo chí của Thành phố. Trung tâm có chức năng: Tiếp nhận, tổng hợp và cung cấp thông tin chính thống từ các Sở, ban, ngành, địa phương; hỗ trợ báo chí tiếp cận nguồn tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời; phản hồi, đính chính thông tin sai lệch; xử lý tình huống truyền thông khẩn cấp; ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), phân tích xu hướng và cảnh báo tin giả trong quản lý truyền thông; tổ chức họp báo, tọa đàm, diễn đàn, hội thảo báo chí, triển lãm ảnh báo chí... Trung tâm hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như, trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng, hệ thống cảnh báo tin giả, công cụ phân tích dữ liệu lớn để đánh giá mức độ lan tỏa của các chủ đề truyền thông. Đây là bước khởi đầu cho việc xây dựng một hệ sinh thái truyền thông mở, thông minh, thân thiện với người dùng và báo chí.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ minh bạch - chính xác - kịp thời.

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trong lễ khai trương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố Quy chế quản lý, vận hành và khai thác, sử dụng Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội, xác lập khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức, phối hợp và triển khai các hoạt động tại Trung tâm.

Quy chế quy định rõ trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố trong việc vận hành trung tâm; cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các sở, ngành, địa phương trong cung cấp, chia sẻ, xử lý thông tin; đồng thời thiết lập quy trình tiếp nhận phản ánh từ báo chí và xử lý kịp thời theo phân cấp.

Đây là cơ sở để đảm bảo rằng mọi thông tin đưa ra công chúng đều chính xác, có trách nhiệm và đúng quy định pháp luật. Một điểm nhấn quan trọng là hoạt động ký kết chương trình phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nhằm thiết lập cơ chế liên thông, kết nối dữ liệu và tăng cường trao đổi thông tin hai chiều, hỗ trợ báo chí tiếp cận nguồn tin chính thống nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số thành phố Hà Nội với các cơ quan báo chí Thủ đô cũng ký kết phối hợp để thiết lập mạng lưới hợp tác báo chí, cùng khai thác nền tảng số, chia sẻ thông tin, phản hồi kịp thời trước những vấn đề xã hội phát sinh.

Các chương trình phối hợp thể hiện tinh thần đồng hành, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước và báo chí, đồng thời tạo dựng nền tảng pháp lý, kỹ thuật cho việc triển khai hiệu quả nội dung truyền thông chính sách, phản bác thông tin sai lệch, xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh.

Việc đưa vào vận hành Trung tâm Báo chí Thủ đô là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng hệ sinh thái truyền thông công hiện đại của Hà Nội, trong đó công nghệ là trụ cột, báo chí là trung tâm, người dân là đối tượng phục vụ. Đây cũng là một nỗ lực cụ thể hóa chủ trương “lấy người dân làm trung tâm” trong quản trị đô thị, khẳng định vai trò của báo chí là đối tác đồng hành chiến lược của chính quyền trong việc củng cố đồng thuận xã hội, thúc đẩy minh bạch và phát triển bền vững.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.