Báo Gia Lai 2 năm liền đạt Giải Báo chí quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 21-6, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô (TP. Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã trao 8 giải A, 24 giải B, 46 giải C và 45 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả. Trong đó, Báo Gia Lai có 1 tác phẩm đạt giải khuyến khích.

Dự lễ có các đồng chí: Võ Văn Thưởng-Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quang Phương-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; Lê Quốc Minh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương cùng đại diện các tác giả, nhóm tác giả đạt giải, lãnh đạo cáccơ quan báo chí, các Hội Nhà báo trong nước.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 thu hút sự tham gia của 18/20 Liên Chi hội, 35 Chi hội trực thuộc và 62/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố với 1.893 tác phẩm. Sau chấm sơ khảo, 157 tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo.

Theo đánh giá, các tác phẩm đã bám sát những chủ đề lớn của đất nước trong năm 2022 như: nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế-xã hội hậu Covid-19; công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; các vấn đề kinh tế nổi bật... Ngoài ra, các vấn đề xã hội nóng cũng được các cơ quan báo chí khai thác, phản ánh như: ma túy học đường; vi phạm tại cơ sở tôn giáo, tình trạng mua bán trứng và đẻ thuê ngầm; công cuộc chuyển đổi số trên các lĩnh vực của đời sống xã hội... Chất lượng các tác phẩm khá đồng đều, không có nhiều sự chênh lệch giữa các báo Trung ương và báo địa phương.

Phóng viên Thảo Nguyên (thứ 2 từ trái sang) đại diện nhóm tác giả đạt giải khuyến khích của Báo Gia Lai lên nhận giải. Ảnh: Mộc Trà

Phóng viên Thảo Nguyên (thứ 2 từ trái sang) đại diện nhóm tác giả đạt giải khuyến khích của Báo Gia Lai lên nhận giải. Ảnh: Mộc Trà

Phát biểu tại Lễ trao giải, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới những người làm báo trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chủ tịch nước bày tỏ sự vui mừng khi Giải thưởng báo chí quốc gia ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và tham gia của đông đảo giới báo chí và công chúng. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đánh giá cao các tác phẩm đạt giải năm nay vì đã tiếp tục khẳng định tính cách mạng, tính khoa học, sự nhạy bén, sức sáng tạo lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp và sự dấn thân không mệt mỏi của các nhà báo. Các tác phẩm báo chí đã có sự đầu tư nghiêm túc, công phu, nhiều cách thức thể hiện sáng tạo sinh động, hấp dẫn công chúng, thể hiện rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong tác phẩm báo chí. Nhiều tác phẩm báo chí mang tính phát hiện, tính chiến đấu cao, sắc bén, phản biện khoa học, đề xuất giải pháp thiết thực, thông tin tích cực có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong xã hội.

Màn biểu diễn sôi động tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Màn biểu diễn sôi động tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Chủ tịch nước biểu dương những kết quả to lớn và quan trọng đã đạt được trong năm qua của đội ngũ người làm báo trên cả nước, nhiệt liệt chúc mừng những nhà báo vinh dự nhận được giải thưởng năm 2022. Nhiều tác phẩm báo chí mang tính phát hiện, tính chiến đấu cao, sắc bén, phản biện khoa học, đề xuất giải pháp thiết thực, thông tin tích cực, có sức lan tỏa, lay động, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong xã hội.

“Sự nghiệp cách mạng, công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang với giới báo chí cả nước. Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống trung thành với Đảng, gắn bó với dân tộc và nhân dân, đội ngũ những người làm báo Việt Nam hôm nay sẽ ngày càng lớn mạnh, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng, xứng đáng với niềm tin kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với vị thế của nền báo chí sắp tròn 100 năm tuổi"-Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Tham gia Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, Báo Gia Lai có 2 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo; trong đó tác phẩm loạt bài 5 kỳ "Những công trình lãng phí nguồn lực" của nhóm tác giả: Thảo Nguyên, Kim Linh, Hồng Thi, Quang Tấn, Minh Triều, Nguyễn Diệp, Hồng Thương, Vũ Chi đã đạt giải khuyến khích.

Loạt bài phản ánh sự lãng phí nguồn lực đầu tư trên một số lĩnh vực ở tỉnh Gia Lai. Đó là những công trình điện gió “đắp chiếu” chờ giá; là “đất vàng” để trống, công trình nước sạch “chết yểu”; là công trình thủy lợi ngàn tỷ đang diễn ra nghịch lý nước tưới…chờ ruộng. Hay những bất cập trong cấp, quản lý và sử dụng các trang thiết bị dạy học, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Tình trạng này không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn kìm hãm sự phát triển của tỉnh Gia Lai trong những năm qua.

Với tinh thần phản ánh để xây dựng, nhóm tác giả mong muốn thông qua loạt bài này, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ cùng vào cuộc để xác định nguyên nhân, đề ra những giải pháp đủ mạnh nhằm xử lý dứt điểm tình trạng lãng phí này; qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

Trước đó, năm 2021, Loạt bài “Một chỉ thị, trăm chuyển biến từ làng” của nhóm tác giả: Minh Triều-Phương Linh cũng đã đạt giải khuyến khích báo chí quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.