Báo Gia Lai 2 năm liền đạt Giải Báo chí quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 21-6, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô (TP. Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã trao 8 giải A, 24 giải B, 46 giải C và 45 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giả. Trong đó, Báo Gia Lai có 1 tác phẩm đạt giải khuyến khích.

Dự lễ có các đồng chí: Võ Văn Thưởng-Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quang Phương-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; Lê Quốc Minh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí quốc gia; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương cùng đại diện các tác giả, nhóm tác giả đạt giải, lãnh đạo cáccơ quan báo chí, các Hội Nhà báo trong nước.

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Các tác giả, nhóm tác giả đạt giải A Giải báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 được vinh danh tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022 thu hút sự tham gia của 18/20 Liên Chi hội, 35 Chi hội trực thuộc và 62/63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố với 1.893 tác phẩm. Sau chấm sơ khảo, 157 tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo.

Theo đánh giá, các tác phẩm đã bám sát những chủ đề lớn của đất nước trong năm 2022 như: nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế-xã hội hậu Covid-19; công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; các vấn đề kinh tế nổi bật... Ngoài ra, các vấn đề xã hội nóng cũng được các cơ quan báo chí khai thác, phản ánh như: ma túy học đường; vi phạm tại cơ sở tôn giáo, tình trạng mua bán trứng và đẻ thuê ngầm; công cuộc chuyển đổi số trên các lĩnh vực của đời sống xã hội... Chất lượng các tác phẩm khá đồng đều, không có nhiều sự chênh lệch giữa các báo Trung ương và báo địa phương.

Phóng viên Thảo Nguyên (thứ 2 từ trái sang) đại diện nhóm tác giả đạt giải khuyến khích của Báo Gia Lai lên nhận giải. Ảnh: Mộc Trà

Phóng viên Thảo Nguyên (thứ 2 từ trái sang) đại diện nhóm tác giả đạt giải khuyến khích của Báo Gia Lai lên nhận giải. Ảnh: Mộc Trà

Phát biểu tại Lễ trao giải, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới những người làm báo trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chủ tịch nước bày tỏ sự vui mừng khi Giải thưởng báo chí quốc gia ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và tham gia của đông đảo giới báo chí và công chúng. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đánh giá cao các tác phẩm đạt giải năm nay vì đã tiếp tục khẳng định tính cách mạng, tính khoa học, sự nhạy bén, sức sáng tạo lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp và sự dấn thân không mệt mỏi của các nhà báo. Các tác phẩm báo chí đã có sự đầu tư nghiêm túc, công phu, nhiều cách thức thể hiện sáng tạo sinh động, hấp dẫn công chúng, thể hiện rõ năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong tác phẩm báo chí. Nhiều tác phẩm báo chí mang tính phát hiện, tính chiến đấu cao, sắc bén, phản biện khoa học, đề xuất giải pháp thiết thực, thông tin tích cực có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong xã hội.

Màn biểu diễn sôi động tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Màn biểu diễn sôi động tại lễ trao giải. Ảnh: Mộc Trà

Chủ tịch nước biểu dương những kết quả to lớn và quan trọng đã đạt được trong năm qua của đội ngũ người làm báo trên cả nước, nhiệt liệt chúc mừng những nhà báo vinh dự nhận được giải thưởng năm 2022. Nhiều tác phẩm báo chí mang tính phát hiện, tính chiến đấu cao, sắc bén, phản biện khoa học, đề xuất giải pháp thiết thực, thông tin tích cực, có sức lan tỏa, lay động, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong xã hội.

“Sự nghiệp cách mạng, công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang với giới báo chí cả nước. Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống trung thành với Đảng, gắn bó với dân tộc và nhân dân, đội ngũ những người làm báo Việt Nam hôm nay sẽ ngày càng lớn mạnh, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng, xứng đáng với niềm tin kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với vị thế của nền báo chí sắp tròn 100 năm tuổi"-Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Tham gia Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII năm 2022, Báo Gia Lai có 2 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo; trong đó tác phẩm loạt bài 5 kỳ "Những công trình lãng phí nguồn lực" của nhóm tác giả: Thảo Nguyên, Kim Linh, Hồng Thi, Quang Tấn, Minh Triều, Nguyễn Diệp, Hồng Thương, Vũ Chi đã đạt giải khuyến khích.

Loạt bài phản ánh sự lãng phí nguồn lực đầu tư trên một số lĩnh vực ở tỉnh Gia Lai. Đó là những công trình điện gió “đắp chiếu” chờ giá; là “đất vàng” để trống, công trình nước sạch “chết yểu”; là công trình thủy lợi ngàn tỷ đang diễn ra nghịch lý nước tưới…chờ ruộng. Hay những bất cập trong cấp, quản lý và sử dụng các trang thiết bị dạy học, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Tình trạng này không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn kìm hãm sự phát triển của tỉnh Gia Lai trong những năm qua.

Với tinh thần phản ánh để xây dựng, nhóm tác giả mong muốn thông qua loạt bài này, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan sẽ cùng vào cuộc để xác định nguyên nhân, đề ra những giải pháp đủ mạnh nhằm xử lý dứt điểm tình trạng lãng phí này; qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

Trước đó, năm 2021, Loạt bài “Một chỉ thị, trăm chuyển biến từ làng” của nhóm tác giả: Minh Triều-Phương Linh cũng đã đạt giải khuyến khích báo chí quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.