Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tháng 3, khi sắc hoa pơ lang thắm đỏ, người bản địa Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội dân gian lớn nhất trong năm. Ở các làng Jrai của xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), từ những ngày đầu “mùa con ong đi lấy mật” đã rộn rã tiếng chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả).

Khu nhà mồ làng Lút (xã Ia Phí) nằm dưới những bóng đa cổ thụ. Hàng chục nhà mồ mới, cũ nằm đan xen trên một khoảng đất rộng nhìn ra cánh đồng mênh mông. Lễ bỏ mả đã được người dân làng Lút duy trì qua bao mùa lễ hội như một nét đẹp văn hóa.

Sau 1 năm chuẩn bị, gia đình ông Rơ Châm Đe quyết định tổ chức bỏ mả cho mẹ ruột và bố vợ cùng 1 lúc. Ông Đe cho biết, mẹ đẻ mất đã 16 năm, còn bố vợ mất gần 20 năm. Gia đình ông đã mua 2 con trâu để tổ chức bỏ mả. Ngoài ra, họ hàng, con cháu trong dòng họ và các làng lân cận đã góp thêm nhiều trâu, bò. Sau lễ hội, người chết mới thực sự chấm dứt mọi liên hệ, ràng buộc với người sống.

Không chỉ là việc riêng của gia đình ông Đe, đây là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm của người dân làng Lút bởi có sự chung tay của cả cộng đồng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Doanh nhận xét rằng, lễ pơ thi là “lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và cũng mang tính cộng đồng nhất của Tây Nguyên”.

Sau đây là một số hình ảnh trong lễ pơ thi của người dân làng Lút, xã Ia Phí.

Rượu cần trong ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Rượu cần trong ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tượng gỗ đặt quanh khu nhà mồ là cách người sống gửi gắm tình cảm sâu nặng với người đã khuất. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tượng gỗ đặt quanh khu nhà mồ là cách người sống gửi gắm tình cảm sâu nặng với người đã khuất. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dân làng chuẩn bị món ăn cho ngày hội lớn nhất trong năm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dân làng chuẩn bị món ăn cho ngày hội lớn nhất trong năm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vào ngày cuối cùng của lễ hội sẽ xuất hiện những "ma bùn" (bram). Đây là nghi lễ không thể thiếu trong lễ pơ thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vào ngày cuối cùng của lễ hội sẽ xuất hiện những "ma bùn" (bram). Đây là nghi lễ không thể thiếu trong lễ pơ thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Toàn cảnh khu nhà mồ làng Lút. Ảnh: Hoàng Ngọc

Toàn cảnh khu nhà mồ làng Lút. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.