(GLO)- Trong niềm xúc cảm thiêng liêng, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024) diễn ra sáng 24-6 tại Di tích Đền tưởng niệm liệt sĩ và Tượng đài chiến thắng Đak Pơ đã kết nối tâm thức các thế hệ bằng lòng tự hào về ký ức không quên của một trận đánh lịch sử.
(GLO)- Đồng bào Jrai ở làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ pơ thi để tiễn biệt những người thân quá cố trong dòng tộc. Theo quan niệm của người Jrai, đây là lần cuối cùng người sống được gặp gỡ, chung vui với người đã khuất trước khi tiễn biệt họ về về cõi Atâu.
(GLO)- Trong 2 ngày (8 và 9-3), đồng bào Jrai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cùng nhau tổ chức lễ Pơ thi (lễ bỏ mả) để tiễn biệt những người thân đã quá cố trong dòng tộc.
(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
(GLO)- Tháng 3, khi sắc hoa pơ lang thắm đỏ, người bản địa Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội dân gian lớn nhất trong năm. Ở các làng Jrai của xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), từ những ngày đầu “mùa con ong đi lấy mật” đã rộn rã tiếng chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả).
P'thi là tiếng Jrai , viết tiếng Việt nó ra Pơ thi, chứ hồi mới lên Tây nguyên tôi nghe các bác cán bộ người Kinh trong cứ ra, tức những người cũng cà răng căng tai, cũng đóng khố cởi trần, cũng ngậm tẩu vác dao đi hàng dọc trong rừng... gọi là lễ Bà Thi.
(GLO)- Tháng tư về bằng trận mưa rào bất chợt. Mưa lộp bộp rơi cả đêm rồi đọng lại trên mái nhà. Cảm giác như mùa mưa đã chờn vờn chạm ngõ phố. Những hàng cây được tắm táp mơn mởn non tươi. Ngày cuối tuần còn có gió ào ào. Thời tiết khiến người ta không nghĩ mình đang sống ở Tây Nguyên giữa cao điểm mùa khô mà là đang một ngày cuối đông ẩm giá của phương Bắc.
(GLO)- Với những vật liệu sẵn có trong tự nhiên, người Jrai, Bahnar đã sáng tạo nên những chiếc mặt nạ và hóa trang mình thành những “dị nhân“ vô cùng độc đáo: dữ tợn, quái dị mà không gây cảm giác ghê sợ; hoang dã, ngô nghê mà vẫn gợi sự ấm áp, thân tình.
(GLO)- Thời chiến tranh, mì là loại cây nuôi người kỳ diệu, dễ trồng, hợp với đất rừng nguyên sinh, ăn được cả củ và lá. Nhổ một cây lên lấy củ, phải trồng lại mấy lóng hom giống cho người đến sau có cái mà ăn tiếp. Một cách hành xử đầy chất nhân văn.
(GLO)- Một cuộc trình diễn đỉnh cao các hoạt động văn hóa truyền thống đã diễn ra ở làng Óp-xã Ia Phí (huyện Chư Pah) suốt những ngày qua trong lễ hội pơ thi (bỏ mả) của làng.
(GLO)- Vòng đời người Jrai từ lúc sinh ra cho đến khi nằm xuống có rất nhiều nghi lễ. Đi kèm với lễ là hội. “Vạn vật hữu linh“, Yàng (thần) nhiều lắm nên lễ hội như thể để chia vui, sớt buồn, cầu xin van vái. Pơ thi (lễ bỏ mả) là cuộc chia tay vĩnh viễn giữa người sống và người chết, tiễn người chết về cõi Atâu. Đây là lễ quan trọng nhất nên tất nhiên được tổ chức to nhất.