Những ngày bình thường mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng tư về bằng trận mưa rào bất chợt. Mưa lộp bộp rơi cả đêm rồi đọng lại trên mái nhà. Cảm giác như mùa mưa đã chờn vờn chạm ngõ phố. Những hàng cây được tắm táp mơn mởn non tươi. Ngày cuối tuần còn có gió ào ào. Thời tiết khiến người ta không nghĩ mình đang sống ở Tây Nguyên giữa cao điểm mùa khô mà là đang một ngày cuối đông ẩm giá của phương Bắc.

Tôi bị nhiễm Covid-19, phải ở nhà để tự cách ly, điều trị. Tôi đã bí bách biết chừng nào khi lo lắng và bị cùm chân bởi bốn bức tường. Trải qua dịch bệnh rồi mới biết cái đáng sợ của Covid-19 chưa hẳn là nỗi đau thể xác, mà đó chính là sự bí bách, ngột ngạt về tinh thần. Khi chứng kiến người thân, bạn bè ngột ngạt trong cơn thở. Khi nghe tiếng còi xe cấp cứu ngoài đường của những ngày dịch bệnh căng thẳng... Bấy nhiêu đó cũng khiến chúng ta cảm thấy thèm khát được tung tăng hòa mình vào cuộc sống ồn ã, sôi động của những ngày “bình thường mới” để được thỏa sức hít thở bầu không khí trong lành giữa thiên nhiên.

Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: NGUYỄN LINH VINH QUỐC
Hòa mình trong những ngày “bình thường mới” để chúng ta được thỏa sức hít thở bầu không khí trong lành giữa thiên nhiên. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc


Đầu tháng tư, sau chuỗi ngày điều trị Covid-19, tôi đã ngửi thấy mùi đầu tiên: Mùi khói. Khói từ đám lá khô bị gió trút được bác hàng xóm gói ghém châm mồi lửa. Mùi khen khét, ẩm ướt, nồng nồng. Phải chăng đó là mùi của sự sống, là mùi mà mỗi người mong chờ đầu tiên sau cơn bạo bệnh?

Để rồi sau đó, khi đã khỏe trở lại, tôi lại có những chuyến đi về rừng. Ở đó, chúng tôi cùng đi dưới tán cây, nâng niu từng ngọn cỏ. Chúng tôi hẹn nhau đến ngày đầu mùa mưa sẽ rủ nhau cùng trồng cây góp sức phủ xanh cho dãy núi ở phía Tây thành phố. Nơi đó vào cuối mỗi tuần, chúng tôi thường leo lên để rèn luyện sức khỏe. Đứng phía núi cao nhìn về những điểm nhấp nhô của thành phố, từ hồ nước rộng lấp lánh ánh bạc của Biển Hồ, vườn cây công nghiệp ngút xanh được quy hoạch ô thửa, những cánh đồng trải rộng, những dãy nhà hình hộp xếp lớp... Mỗi lần bước lên đó, thở hắt ra những lắng cặn từ đáy phổi, tôi thấy mình như được hồi sinh bởi khí trời tinh khiết. Mẹ thiên nhiên giang rộng vòng tay ôm ấp, vỗ về giúp chữa lành tất cả.

Tháng tư, tôi sẽ lại đánh dấu bằng những chuyến lang thang trong rừng già khi kỳ nghỉ đến. Ở đó, tôi thấy những mạch máu của mình được khơi thông đang rần rần chảy. Tôi tìm về làng xa có pơ thi, nhịp bước theo tiếng cồng chiêng chìm vào mê đắm. Và tôi lại viết về những chuyến đi để khi đến Gia Lai, chỉ cần gõ vài từ khóa, du khách dễ dàng tìm thấy những điểm đến, hòa mình vào chuyến đi thoải mái nhất giúp tìm lại và chữa lành bản thân mình khi ta quay về nâng niu xúc cảm tháng tư từ sâu thẳm tâm hồn bình lặng.

 

MINH UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null