Động đất, hỏa hoạn, yêu đương... và giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghe thì động đất, hỏa hoạn, yêu đương hay nhiều chuyện khác nữa và giáo dục không liên quan gì đến nhau, nhưng thực sự lại rất liên quan…


Số người thiệt mạng trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vẫn đang tăng lên từng ngày. Những con số thực sự khủng khiếp.

Những vụ hỏa hoạn vẫn liên tục xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước, gần đây nhất là xảy ra ở một trường học tại quận Cầu Giấy. Không lớn, nhưng cũng đủ để gây hoảng loạn ở nhiều học sinh, phụ huynh và người nhà.

Những thông tin không thể tin được về những bé gái mới học lớp 5, lớp 7, lớp 11 sinh con một mình mà cả gia đình và nhà trường không hề hay biết. Cha của những em bé đó, thậm chí, còn chưa đến độ tuổi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Những vấn đề này có liên quan gì đến nhau? Mấu chốt là vấn đề giáo dục. Cụ thể hơn, đó là kỹ năng sống. Đây thực sự là mảng còn rất thiếu và yếu trong giáo dục, kể cả với người đã trưởng thành lẫn con trẻ.

Vụ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một minh chứng nữa cho thấy, với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, thiên tai không chừa bất kỳ vùng đất nào trên thế giới. Sẽ không có sự đối xử đặc biệt nào với bất kỳ quốc gia hay người nổi tiếng nào. Vậy, đối xử với những cơn thịnh nộ bất ngờ của mẹ thiên nhiên ra sao?

Đó phải là sự sẵn sàng trong tâm thế, trong ý thức của mỗi cá nhân. Để, trong tình thế nguy nan, nguy hiểm, trong sự hoảng loạn vây quanh, vẫn còn biết thứ gì có thể cứu sống mình. Hoặc ít nhất là kéo dài sự tồn tại trong lúc chờ cứu hộ.

Ở đây, hy hữu với những điều kỳ diệu, nhưng có khi, gầm bàn, gầm ghế, hay một bình nước được chuẩn bị sẵn lại có thể giúp một người thoát nạn. Chúng ta cần đặt câu hỏi, mỗi người ý thức đã đủ sẵn sàng đến mức trở thành bản năng, để dù đến bất kỳ đâu cũng chủ động tìm hiểu chỗ thoát hiểm, các vị trí có thể giúp mình an toàn hay chưa?

Dưới mái trường có đặt ra cho học sinh những kỹ năng sống đó không? Chẳng phải những ngày gần đây, ở Kon Tum đã có những vụ động đất liên tiếp đó sao?

Nếu như chuyện động đất, hỏa hoạn có thể không thường xuyên và trên diện rộng, thì vấn đề cuộc sống quanh lũ trẻ đã là sát sườn rồi. Giáo dục giới tính là một phần trong việc dạy kỹ năng sống, thứ có vẻ như đang cần hơn nhưng lại bị bỏ bê nhiều hơn. Chúng cũng cần hiểu và bảo vệ bản thân...

Chúng ta vẫn nói “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, nhưng có vẻ như tính căn bản và toàn diện mới chỉ hướng đến đào tạo con người phục vụ cho xã hội chứ không hẳn là những cá nhân có kỹ năng sống, vừa có khả năng thích nghi, vừa biết cách tồn tại để cống hiến và phục vụ gia đình, xã hội, đất nước…

Và giáo dục kỹ năng sống dành cho tất cả chứ không riêng gì con trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...