Khoảng trống trong dạy kỹ năng sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tôi đang soạn bài giảng kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên khóa mới của trường. Đặc thù Gia Lai là tỉnh miền núi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nên việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh còn hạn chế, nhiều khi chưa được quan tâm kịp thời. 
Đầu năm học, qua khảo sát, có 87% trong tổng số các em học sinh, sinh viên của trường trả lời không biết kỹ năng sống là gì hoặc chỉ mới nghe qua. Qua những lần kiểm tra ký túc xá, chúng tôi nhận thấy, một số em còn ăn ở chưa hợp vệ sinh; khi gặp thầy-cô giáo, nhân viên nhà trường, nhiều em chỉ cúi mặt lặng lẽ đi mà không dám chào hỏi. Tìm hiểu nguyên nhân thì biết, các em ít có sự giao tiếp với thầy-cô giáo là do thiếu tự tin, rụt rè, e ngại. Các em cũng chưa được dạy những kỹ năng cơ bản đó. Và người được nhắc nhở về việc này không phải các em mà là chúng tôi-những giáo viên đứng lớp.
Chúng tôi bắt đầu dạy từ kỹ năng giao tiếp, dạy về giá trị bản thân, cách quản trị thời gian, chi tiêu hợp lý và dạy cả cách các em xây dựng hình ảnh cá nhân trên trang cá nhân, mạng xã hội. Hình thức dạy là tâm tình, chia sẻ thông qua vận động, trò chơi. Người dạy kỹ năng sống là giáo viên tâm lý, công tác xã hội, mời chuyên gia của các trung tâm bên ngoài để truyền cảm hứng. Ngoài ra, mỗi giáo viên trong quá trình lên lớp cần truyền cho học sinh, sinh viên sự yêu nghề, cảm hứng với nghề nghiệp, tự tin với bản thân và nghề mình đã chọn.
Còn nhớ, có trường hợp sinh viên lớp tôi dạy, khi đi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng đã trả lời: “Tôi lướt qua trang cá nhân trên mạng xã hội của em, thấy em chỉ chia sẻ những điều tiêu cực. Vì vậy, chúng tôi xin lỗi, em đã không trúng tuyển”. Từ bài học thực tế này, trong quá trình lên lớp, cùng với kiến thức, chúng tôi còn chỉ dạy cho học sinh, sinh viên những gì mình biết, những gì mà chúng tôi nghĩ rằng cần thiết giúp các em có một hành trang văn hóa đủ đầy để tự tin bước vào đời. Thì chẳng phải, về mục tiêu của việc học, UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để sống chung với người khác và học để khẳng định bản thân”.
Một tiết học kỹ năng sống của sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Tạ Ngọc Điệp
Một tiết học kỹ năng sống của sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai. Ảnh: Tạ Ngọc Điệp
Với sự phát triển của xã hội, trí tuệ cảm xúc (EQ) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. Chính vì vậy, các trung tâm dạy kỹ năng sống mọc lên như nấm sau mưa, sách về kỹ năng sống cũng được bán hầu khắp trên thị trường. Và đó là nguồn tri thức quý giá để mỗi người có thể khai thác, biến nó trở thành cái hữu dụng với bản thân, ứng dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ai cũng có cơ hội tiếp cận và ứng dụng hiệu quả.
Kỹ năng sống được hình thành qua quá trình sống, trải nghiệm. Trong quá trình làm việc, tôi chứng kiến khá nhiều người, dù được học hành bài bản, có vị trí nhưng cách cư xử đây đó vẫn thể hiện sự thiếu kỹ năng. Chính vì vậy, việc học kỹ năng sống cần được tạo lập thường xuyên, thành thói quen để phù hợp với chuẩn mực chung và ngữ cảnh giao tiếp và mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả công việc. Để làm được điều đó thì chính gia đình, nhà trường và những người lớn cần trao cơ hội cho trẻ, dạy cho trẻ, tôn trọng trẻ để trẻ được thừa nhận, được khẳng định, tự tin hội nhập và nắm bắt cơ hội phát triển.
TẠ NGỌC ĐIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.