Báu vật buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hình ảnh cây đa, kơ nia cổ thụ rợp bóng, trường tồn theo năm tháng luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai. Những loại cây này được cộng đồng nỗ lực bảo vệ, gìn giữ và xem là “báu vật” của buôn làng.

1. Mờ sáng, từ TP. Pleiku, chúng tôi vượt qua quãng đường non 30 cây số để đến làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh. Ngôi làng bình yên đắm chìm giữa màu xanh bạt ngàn núi đồi cà phê, đồng lúa. Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy những tàng cây cổ thụ vươn mình tỏa bóng mát một vùng rộng lớn.

Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát. Ảnh: Quốc Nguyễn

Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát. Ảnh: Quốc Nguyễn

Dẫn chúng tôi “mục sở thị” các cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi của làng, Trưởng thôn Rơ Châm Tuy cho hay: Theo lời kể của những người lớn tuổi, xưa kia, sau khi tạo lập làng, những người già Jrai lên rừng tìm kiếm những giống loại cây có khả năng sinh trưởng tốt đem trồng. Nó có thể ở bìa rẫy hay nằm kề bên giọt nước của làng. Sau này, cây đa cao lớn xòe tán, tỏa bóng mát thì bà con cùng tổ chức nhiều hoạt động chung của làng bên gốc cây.

Theo ông Tuy, làng Mun có nhiều cây đa cổ thụ, trong đó có 3 cây cao chừng 40 m, gốc 4 người ôm không xuể. Thân cây đa sần sùi, bộ rễ tua tủa bám sâu vào đất, nhiều cành to vươn rộng ra bốn phía khép tán che phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng. “Người Jrai coi cây đa cổ thụ là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn của người đã khuất. Cũng bởi sự linh thiêng nên bà con thường đánh chiêng ở đây để tưởng nhớ những người quá cố. Tại vị trí trồng cây đa, người Jrai cũng có những điều kiêng kỵ. Ai mà chặt phá cây sẽ phạt heo, phạt bò”-ông Tuy bộc bạch.

Anh Rơ Châm Vơ-Phó Bí thư Đoàn thị trấn Ia Ly-cho biết: Tại khu bìa rừng, bìa rẫy, bìa làng đều có cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Dân làng thường cùng nhau quây quần dưới tán cây đánh chiêng, hát dân ca. Khi cây đa bung hoa, kết nụ, chim muông khắp nơi đến làm tổ khiến không gian càng thêm náo nhiệt. “Với người Jrai, có làng, có cây đa sẽ có nước giọt. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở mọi người bảo vệ không gian, cảnh quan tại khu vực, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”-anh Vơ nói.

Khi mặt trời đứng bóng, chúng tôi tiếp tục hành trình đến làng Yar, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Làng có đến 15 cây đa cổ thụ, những gốc đa này nằm rải rác trong làng và ở khu nước giọt. Cây nào cũng to, cao, tán rộng, rễ mọc tua tủa và có hình thù đẹp mắt. Có những cây có bộ rễ vươn rộng từ 7 đến 10 người ôm không xuể, độ che phủ tán cây rộng hàng trăm mét vuông. Bao năm tháng qua, cây đa vẫn sừng sững, xanh tốt, giúp cho dân làng che bóng mát, có nguồn mạch nước mát lành. Ông Siu Hmyưi-Trưởng thôn-bộc bạch: “Theo phong tục, khi lập làng, người Jrai sẽ trồng cây đa để tạo bóng mát”. Còn ông Hyat thì cho hay: “Trước đây, có người hỏi mua, ra giá hàng trăm triệu đồng nhưng dân làng nhất quyết không bán. Đây là báu vật do ông bà, tổ tiên để lại nên phải giữ gìn, bảo vệ không được chặt phá”.

2. Men theo con đường uốn lượn dưới cánh rừng, chúng tôi đến làng Achông, xã Ayun, huyện Chư Sê. Nhìn từ xa, ngôi làng và điểm trường làng Achông (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Lợi và Trường Mẫu giáo Hoa Huệ) nằm lọt thỏm dưới chân núi xanh thẳm. Bên cạnh là một cây kơ nia vươn xanh giữa một dải đất khô cằn.

Cụm cây kơ nia ở khu vực nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Cụm cây kơ nia ở khu vực nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Cây kơ nia thường mọc rải rác, đơn lẻ nên có sức sống mãnh liệt. Cũng chính vì thế, nhiều câu chuyện được kể về loại cây này. Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở một làng nọ có vợ chồng nghèo khó, hiền lành, mãi mà chưa có con. Lo lắng, ngày ngày 2 vợ chồng đến bên sườn núi hiến tế, cầu xin thần linh ban cho một đứa con nối dõi. Cảm thương trước hoàn cảnh của ông bà, thần linh giúp họ hạ sinh được một đứa con gái và đặt tên là Kơ Nia. Tuy nhiên, do gia đình có một khoản nợ lớn không trả được, sau khi bố mẹ qua đời, Kơ Nia bị người ta bắt về làm người ở để trừ nợ. Công việc nương rẫy quá khổ cực khiến sức khỏe của cô ngày càng giảm sút. Rồi một ngày nắng trong veo như thủy tinh, Kơ Nia kiệt sức, nằm giữa mảnh đất cằn cỗi đầy gió rồi không bao giờ tỉnh lại nữa. Từ nấm mộ giữa rẫy hoang ấy mọc lên một loại cây thẳng tắp sừng sững, vươn cao, rợp mát giữa trời xanh. Từ đó, khi phát rừng làm rẫy, thấy cây kơ nia, người Jrai không dám chặt phá vì họ tin đó là nơi trú ngụ của thần linh, linh hồn người đã khuất, giúp che mưa che nắng khi đi làm.

Đưa chúng tôi tham quan, ông Phạm Hoàng Vương-nhân viên bảo vệ điểm trường mẫu giáo Achông-cho rằng: Trước đây, xung quanh làng là rừng cây rậm rạp và có nhiều cây kơ nia. Có cây to lớn 2-3 người ôm không hết. Tuy nhiên, hiện nay, làng Achông chỉ còn 1 cây duy nhất phía sau điểm trường mẫu giáo.

Không chỉ tận dụng bóng mát để nghỉ ngơi, gỗ kơ nia rất chắc nên người Jrai thường dùng để làm chày, cối giã gạo. Ngoài ra, phần nhân hạt chín của kơ nia còn sử dụng để làm món ăn, góp phần tạo thêm thu nhập cho bà con. Bà H'Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) cho biết: “Cây kơ nia có nhiều công dụng, trong đó, hạt kơ nia chín sử dụng để làm món ăn rất bổ dưỡng. Hạt kơ nia được nhiều thực khách ưa chuộng, đánh giá cao”.

R'Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Mãn nhãn với 5 màn múa lân trên Mai hoa thung

Mãn nhãn với 5 màn múa lân trên Mai hoa thung

(GLO)- Chiều tối 8-9, tại PaPa Garden (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) diễn ra buổi giao lưu múa lân trên Mai hoa thung giữa 5 đoàn lân trên toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập và khởi động mùa trung thu 2024 của Câu lạc bộ Lân sư rồng Ngọc Phúc Gia Lai. 

Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Sinh hoạt chuyên đề ghép về tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng

Sinh hoạt chuyên đề ghép về tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng

(GLO)- Chiều ngày 6-9, tại huyện Ia Grai, Chi bộ 3 (Đảng bộ Báo Gia Lai) và Chi bộ Văn hóa-Thông tin (Đảng bộ huyện Ia Grai) tổ chức sinh hoạt chuyên đề ghép với chủ đề “Phối hợp tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng tại huyện Ia Grai”.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.