(GLO)- Nhờ mô hình đa cây, đa con mà gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Trang (thôn Linh Nham, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang) đã có nguồn thu nhập ổn định hàng tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Hình ảnh cây đa, kơ nia cổ thụ rợp bóng, trường tồn theo năm tháng luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai. Những loại cây này được cộng đồng nỗ lực bảo vệ, gìn giữ và xem là “báu vật” của buôn làng.
(GLO)- Với nhiều người dân Pleiku (tỉnh Gia Lai), những tàng cây cổ thụ như là chứng nhân cho sự đổi thay, phát triển của phố phường. Theo thời gian, người và cây ở Phố núi đã gắn bó bền chặt, che chở nhau đi qua những tháng năm biến động của cuộc đời.
Cây đa cổ thụ hơn 300 tuổi ở Nghệ An bất ngờ bị gãy nhánh, đè trúng 4 em học sinh mầm non và tiểu học đi ngang qua, khiến các em này bị thương, phải nhập viện điều trị.
(GLO)- Ít ai biết rằng, dù làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) nằm trong phố nhưng vẫn còn giữ được vẻ xanh mát, trong lành bởi những cây cổ thụ rợp bóng ở cuối làng. Trong đó phải kể đến sự tồn tại của ba cây đa hàng trăm năm tuổi vẫn ngày ngày vươn lên mạnh mẽ, dẻo dai.
(GLO)- Đến tổ 3, phường An Phước, thị xã An Khê, từ xa chúng ta có thể nhìn thấy cây đa trăm tuổi tỏa bóng mát bên vạn cổ An Bình. Sự kết hợp này làm ta liên tưởng đến khung cảnh yên bình của làng quê Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình. Nơi đây đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch văn hóa hấp dẫn du khách mỗi lần đến với mảnh đất An Khê.
(GLO)- Từ bao đời nay, người dân làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đều coi cây đa đầu làng như một biểu tượng của sự trường tồn. Với họ, cây đa này chẳng khác gì một vị thần có sức sống dẻo dai, ngày ngày giữ đất, giữ nguồn nước cho làng.
(GLO)- Ngày 29-11-2016 là ngày mà dân làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) tràn ngập niềm hân hoan khi cây đa trăm tuổi được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là