Làng Jrai dưới bóng đa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở làng Đúp (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) có 1 quần thể hàng chục cây đa cổ thụ, tạo thành một rừng đa ven làng, chở che cho làng.

Nếu kơ nia là biểu tượng cho sức sống của Tây Nguyên trong thơ ca, thì những cây đa cổ thụ lại biểu trưng cho sức sống của những ngôi làng trong đời thực. Bây giờ rất khó để thấy cây kơ nia, nhưng cây đa được trồng khá nhiều trong các làng Jrai, Bahnar. Ở làng Đúp còn có hẳn một quần thể với hàng chục cội đa mấy trăm năm tuổi, tạo thành một rừng đa ven làng, chở che cho làng.

Nhiều thế hệ ở làng Đúp sinh ra, lớn lên dưới tán những cội đa ven làng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhiều thế hệ ở làng Đúp sinh ra, lớn lên dưới tán những cội đa ven làng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nắng chiều nhảy múa trên từng phiến lá đa cùng tiếng của bầy quạ kêu nhắc nhớ người ta về sự trở về vào cuối ngày. Sau 1 ngày chăn bò, khi ngang qua rừng đa về làng, bà H’Bring đặt xuống chiếc gùi chất đầy củi khô và những thứ đồ lỉnh kỉnh để nghỉ chân. Ngồi bệt xuống bãi cỏ dưới tán một cây đa, bà hỏi chúng tôi vì sao biết làng Đúp, có phải đã “tìm thấy” làng trên Google Maps không.

Bà cho biết: “Con trai mình đang là thôn trưởng làng Đúp, nó nói những cây đa này chính là Google Maps của làng. Nếu có chụp hình cây đa nhớ đưa lên facebook, người làng Đúp ở đâu cũng sẽ nhìn thấy”. Thấy tôi ngạc nhiên khi nghe một người lớn tuổi ở làng nói về công nghệ, bà H’Bring cười thành tiếng cho biết thêm: “Mình phải dùng mạng xã hội để xem con cháu làng Đúp bây giờ ở đâu, sống thế nào, không là chịu đấy”.

Bà H’Bring cho biết những cây đa chính là chỉ dấu của làng Đúp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà H’Bring cho biết những cây đa chính là chỉ dấu của làng Đúp. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cũng như bà H’Bring, không người dân làng Đúp nào vội vã trên đường trở về nhà mà thường dừng lại nghỉ chân dưới những cội đa ven làng. Già Ksor Mling-một cựu chiến binh đồng thời có gần 2 nhiệm kỳ làm trưởng thôn ở làng Đúp kể: “Hồi trẻ mình đi truy quét Fulro khắp các làng quanh đây, chưa thấy làng nào có nhiều cây đa như ở làng Đúp. Mỗi lần đi xa trở về, nhìn thấy bóng cây đa là thấy làng”.

Già Mling kể thêm, cũng vì rừng đa cổ thụ này nên thu hút rất đông chim chóc. Vào mùa Xuân, từng bầy chim sẻ, chào mào, sáo thường tìm về ăn quả chín. Nhưng “phiền” nhất phải kể đến những bầy khỉ đông đúc hàng chục con. Chúng chuyền hết cành này qua cành khác, cây đa này đến cây đa khác rất ồn ào. Hễ thấy phụ nữ, trẻ em đi qua rừng đa để xuống giọt nước bên dưới là chúng “trêu ghẹo” rất khổ. Nhiều đứa trẻ còn bị những con khỉ nghịch ngợm nắm tóc, sợ quá mà khóc thét. Chúng còn hay bắt gà con của những gia đình sống gần đó.

“Bầy khỉ đông đúc cũng gây phiền hà lắm, nhưng 2-3 năm nay không thấy chúng về nữa lại thấy vắng, thấy buồn”-già Mling bồi hồi cho biết.

Chiều về, người làng Đúp thường dừng chân ngồi nghỉ dưới những cây đa trăm tuổi trước khi về nhà. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chiều về, người làng Đúp thường dừng chân ngồi nghỉ dưới những cây đa trăm tuổi trước khi về nhà. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những cội đa già còn là chứng nhân cho bao chuyện buồn vui của ngôi làng Jrai này. Chỉ lên những vết đạn chi chít như tổ ong trên thân một cây đa sát đường đi, già Mling cho biết đó là vết thương không thể lành sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông kể: “Từ nhỏ mình đã thấy vết đạn trên thân đa này rồi. Đến kháng chiến chống Mỹ thì vết đạn càng chi chít. Lính Mỹ thường về đây trút giận lên thân cây sau những trận đánh thất bại. Nhưng sức sống của cây rất mãnh liệt, có cây bị bom đạn cày xới mất đến một nửa thân và bộ rễ mà nó vẫn tỏa bóng mát cả một vùng”.

Những vết đạn chi chít trên một thân cây đa luôn nhắc nhớ các thế hệ người dân về quá khứ hào hùng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những vết đạn chi chít trên một thân cây đa luôn nhắc nhớ các thế hệ người dân về quá khứ hào hùng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dưới bóng đa ven làng còn là “trung tâm thông tin”-nơi tập trung những câu chuyện làng. Người làng Đúp đi làm rẫy nương, đi chăn bò, ra giọt nước, tới nhà mồ…đều phải đi qua rừng đa này. Ngày ngày, người làng vẫn gặp nhau, dừng lại nói dăm ba câu chuyện. Cứ thế chuyện lớn chuyện nhỏ của làng cũng từ đây mà lan nhanh như gió chẳng cần đến loa truyền thanh.

Bà H’Bring còn khẳng định, nhờ có những cây đa nên giữ cho nguồn nước giọt của làng Đúp luôn dồi dào, mát lành. “Có năm hạn nặng, các làng quanh đây đều cạn khô nước giọt, nhưng riêng 3 giọt nước của làng Đúp nước vẫn tuôn chảy đêm ngày. Đó là nhờ có những cây đa nơi đầu nguồn”-bà H’Bring nói.

Những tán đa cổ thụ thu hút chim chóc tụ về ăn quả chín râm ran cả một góc làng. Từ trong nách lá cũng cựa mình nhú những chồi non, âm thầm nhắc rằng, thêm một mùa xuân cho đời cây và cả đời người.

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.