Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra cho thấy, việc sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số bất cập. Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) ra đời với mục đích khắc phục những tồn tại yếu kém, hướng nông dân sản xuất, tái canh cà phê theo hướng bền vững.

   Thu hoạch cà phê.                                                                                    Ảnh: H.T
Thu hoạch cà phê. Ảnh: Huy Tịnh

Những năm gần đây, người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật, giải pháp canh tác mới, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn theo hướng GAP, các bộ quy tắc 4C, UTZ. Vấn đề chế biến, bảo quản... liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được cải thiện.

Tuy nhiên gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa hàng năm tại Gia Lai không đều như trước đây và có xu hướng thấp, dẫn đến nguồn nước tưới cà phê bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đợt hạn hán vừa qua làm quả cà phê bị khô và rụng, dẫn đến thiệt hại về năng suất và giảm chất lượng cà phê nhân (giảm 30-70%). Bên cạnh đó, giá vật tư nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng làm cho sản xuất cà phê thêm khó khăn. Trong khi đó, nông dân vẫn chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học để nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào. Diện tích cà phê trồng trước năm 2000 phần lớn là giống cũ, năng suất, chất lượng thấp. Nông dân lạm dụng phân bón vô cơ quá mức làm đất ngày càng bị chai cứng. Bên cạnh đó, bà con chưa sử dụng mô hình tưới nước tiết kiệm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản cà phê đa phần người dân còn theo thói quen, tập quán cũ, chịu nhiều bất lợi về chi phí đầu vào và khắt khe của thị trường đầu ra.

Ông Đinh Ngứp (trú tại làng Trek, xã Kdang, huyện Đak Đoa) cho hay: Tôi có 2 ha cà phê trồng từ năm 1998. Do thiếu phân bón và biện pháp canh tác nên năng suất không như mong muốn. Khi tham gia Dự án VnSAT, chúng tôi được tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây cà phê đúng thời điểm. Hy vọng, những năm tới, năng suất và chất lượng cà phê sẽ như mong đợi.

Ông Nguyễn Xuân Vỵ-Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án VnSAT cho hay: Dự án ra đời với mục tiêu phổ biến phương thức canh tác bền vững, nâng cao chuỗi giá trị cho ngành cà phê. Trong đó, Dự án tập trung nâng cao năng suất cà phê ổn định khoảng 4 tấn/ha; giảm lượng nước tưới 20-30% bằng việc thực hiện tưới nước tiết kiệm; giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tối đa; tăng độ phì nhiêu của đất và cải thiện hệ sinh thái vùng cà phê. Để đạt được yêu cầu trên, Dự án triển khai một số giải pháp như: đào tạo theo bộ tài liệu sản xuất, tái canh bền vững thông qua phương pháp đào tạo FFS; đưa bộ giống mới vào tái canh, xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ tiên tiến (quản lý đất, phân bón, đa dạng hóa cây trồng về mô hình cảnh quan…), kể cả tưới nước tiết kiệm; tổ chức cho nông dân hướng tới sản xuất lớn; đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản... Theo quy định, Dự án cho vay 9 năm, thời gian ân hạn 4 năm với lãi suất thấp hơn 7%/năm, hạn mức cho vay tối đa không quá 270 triệu đồng/ha trong thời gian kiến thiết cơ bản; sản xuất cà phê bền vững cần đạt được các tiêu chí kinh tế-xã hội-môi trường.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây mía tìm lại vị thế

Cây mía tìm lại vị thế

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thi hành một số luật mới

(GLO)- Chiều 21-8, UBND tổ chức họp trực tuyến nghe báo cáo việc xây dựng dự thảo quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các nghị định, thông tư liên quan thuộc thẩm quyền của địa phương và các khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai.
Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.