(GLO)- Việc hỗ trợ cây giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân tái canh cà phê được huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) triển khai tích cực, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này.
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cỗi, kém chất lượng, đồng thời hỗ trợ giống cà phê chất lượng cao cho bà con nông dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng cà phê được nâng cao.
Chiều 31-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh; Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kỹ thuật trồng mới tái canh cà phê áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại Gia Lai”.
(GLO)- Những năm gần đây, nông dân xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chủ động chuyển đổi diện tích lúa thường xuyên bị hạn sang trồng rau màu để tăng thu nhập.
(GLO)- Sau 5 năm tái canh, nhiều vườn cà phê đã bước vào chu kỳ kinh doanh với năng suất và chất lượng cao hơn so với những diện tích trồng lâu năm. Đây là cơ sở để ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê trong thời gian tới.
(GLO)- Trong 5 năm thực hiện chương trình tái canh cà phê, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã xuất ngân sách hơn 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ người dân thực hiện tái canh 1.919,5 ha.
(GLO)- Huyện Ia Grai sử dụng nhiều nguồn kinh phí để hỗ trợ cây giống cho người dân tái canh trên những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, từng bước nâng cao hiệu quả loại cây trồng mũi nhọn này.
(GLO)- Trong 5 năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều giải pháp để vận động người dân thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê. Nhờ đó, năng suất, chất lượng cà phê cũng như thu nhập của người dân từng bước được nâng cao.
(GLO)- Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, Kbang (tỉnh Gia Lai) sẽ có thêm 6 xã, 7 làng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và huyện hoàn thành chương trình xây dựng NTM.
(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 8.800 ha cà phê. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016-2020, huyện thực hiện tái canh khoảng 2.000 ha. Những năm qua, huyện quan tâm hỗ trợ nguồn cây giống cho nông dân tái canh cà phê.
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai (Gia Lai) đã xuất kinh phí 650 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp để hỗ trợ người dân thực hiện tái canh những diện tích cà phê già cỗi, năng suất kém.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã hỗ trợ hơn 36 triệu cây giống cà phê chất lượng cao, góp phần phần cải tạo hơn 36 nghìn ha cà phê già cỗi khu vực Tây Nguyên. Hoạt động hỗ trợ này là một trong những ưu tiên nhằm thực hiện qui hoạch phát triển cà phê Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030.
(GLO)- Ông Võ Văn Tấn- Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai cho biết: Thực hiện chương trình tái canh những vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn các xã, năm nay, huyện tiếp tục hỗ trợ 1.098 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện để đơn vị tổ chức gieo ươm 273.171 cây cà phê giống năng suất cao hỗ trợ cho người dân 8 xã thực hiện tái canh trong năm 2019.
(GLO)- Năm 1999, giá cà phê đang từ 6.000 đồng/kg quả tươi đột ngột tụt xuống 800 đồng/kg. “Cà phê không bằng cà pháo“, câu nói vui nhưng là hiện thực của thời kỳ này. “Giai đoạn vàng“ kết thúc cũng là lúc “đất vàng đất bạc“ kiệt dần, năng suất cà phê mỗi năm mỗi giảm.
(GLO)- Ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho biết: Năm 2019, huyện sẽ tiến hành tái canh khoảng 485 ha cà phê, gồm 234 ha của các doanh nghiệp trên địa bàn, diện tích còn lại do người dân thực hiện.
(GLO)- Năm 2018, các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Chư Prông đều đạt và vượt kế hoạch. Đây chính là tiền đề, động lực để Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn huyện nêu cao quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đạt những thành công mới trong năm 2019.
(GLO)- Theo kế hoạch, đến năm 2020, huyện Chư Prông (Gia Lai) phấn đấu tái canh 2.118 ha cà phê. Đến thời điểm này đã tái canh được 1.370 ha (đạt 64,68%). Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện chưa có hộ dân nào tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi tái canh cà phê theo chủ trương của Chính phủ.
(GLO)- Từ lâu, cà phê là cây trồng chủ lực giúp người dân Chư Pah phát triển kinh tế. Song hiện nay, nhiều diện tích cà phê trồng lâu năm đã già cỗi, năng suất thấp… Do đó, huyện đã triển khai chương trình tái canh cà phê nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này.
(GLO)- Từ cuối tháng 10-2017, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) chính thức triển khai gói tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho nông dân khu vực Tây Nguyên nhằm tái canh cây cà phê, phát triển và nâng cao chất lượng vườn cây theo dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững-VnSAT“ của Chính phủ.
(GLO)- Từ cuối tháng 10-2017, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) triển khai gói tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho nông dân khu vực Tây Nguyên tái canh cây cà phê. Cùng với các chi nhánh khác trong khu vực, SHB Gia Lai đã chủ động đưa dòng vốn ưu đãi ra thị trường nhằm thúc đẩy quá trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Chư Prông là một trong những huyện có diện tích cà phê lớn của tỉnh với 13.500 ha. Đây là loại cây trồng chủ lực giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu bền vững. Tuy nhiên, trong số đó đã có nhiều diện tích già cỗi, năng suất thấp nên việc đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê được xem là hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
(GLO)- Thời gian qua, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn giúp nông dân các địa phương áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê.
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh Gia Lai, Chi nhánh Đông Gia Lai và các ngân hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã giải ngân 115,75 tỷ đồng cho 4 doanh nghiệp và 298 hộ vay vốn trồng tái canh cà phê với tổng diện tích hơn 1.131 ha.