Tỷ phú Thái thâu tóm thêm một nhà máy bia Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập đoàn ThaiBev (thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi) vừa chi thêm tiền để nắm cổ phần chi phối tại liên doanh nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn - Lâm Đồng.
Thai Beverage Pubilc Co. Ltd vừa thông báo về việc nâng tỷ lệ sở hữu gián tiếp tại Công ty CP Bia Sài Gòn - Lâm Đồng, chủ nhà máy sản xuất bia cùng tên tại tỉnh Lâm Đồng.
Cụ thể, nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng vừa tăng vốn từ 100 tỷ lên 200 tỷ đồng để mở rộng công suất hoạt động. Trong đợt tăng vốn này, ThaiBev thông qua Sabeco đã góp thêm 86 tỷ đồng vào liên doanh nhà máy.
Qua đó, tỷ lệ sở hữu gián tiếp của ThaiBev tại nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng tăng từ 20% lên 52,91% và nắm quyền chi phối hoạt động của nhà máy.
Trước đó, Sabeco chỉ nắm 20% vốn tại nhà máy sản xuất bia này, phần còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng.
 
ThaiBev sở hữu thêm một công ty con sản xuất bia tại thị trường Việt Nam là nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Reuter.
Sau đợt tăng vốn, hai cổ đông sáng lập khác nắm gần 2% vốn nhà máy và nhóm cổ đông Lâm Đồng sở hữu trên 45% còn lại.
Vị trí Chủ tịch nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng cũng được thay đổi từ ông Nguyễn Thành Nam - nguyên Tổng giám đốc Sabeco, thành ông Teo Hong Keng - Phó tổng giám đốc Sabeco hiện tại.
Thông báo của ThaiBev cũng cho biết nhờ việc đầu tư thêm tiền vào Bia Sài Gòn - Lâm Đồng, tập đoàn đã sở hữu thêm một công ty con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bia rượu tại Việt Nam. Trong đó, Sabeco là công ty con trực tiếp sở hữu nhà máy Bia Sài Gòn – Lâm Đồng.
Liên quan tới hoạt động kinh doanh bia tại thị trường Việt Nam của ThaiBev, mới đây đã xuất hiện thông tin cho rằng kế hoạch niêm yết mảng bia tại Việt Nam và Thái Lan của tập đoàn này chỉ nhằm mục đích chào bán Sabeco cho đối tác ngoại, cụ thể là Budwesier APAC.
Tuy nhiên, đại diện ThaiBev đã phủ nhận thông tin này.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết, thông qua công ty con - Vietnam Beverage, ThaiBev tự tin về hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và giữ vững cam kết đưa Sabeco và thương hiệu Bia Sài Gòn thành niềm tự hào của Việt Nam.
Lãnh đạo tập đoàn cũng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi và một phần không thể thiếu trong mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành đồ uống ở Đông Nam Á của ThaiBev.
Tập đoàn vẫn đang nghiên cứu về tiềm năng của việc niêm yết mảng kinh doanh bia trên sàn chứng khoán và nhấn mạnh quá trình này mới chỉ ở giai đoạn đầu và không có gì chắc chắn đảm bảo sẽ có giao dịch nào xảy ra.
Nếu ThaiBev huy động thành công 2,5 tỷ USD từ việc IPO mảng bia, đây sẽ là thương vụ niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Singapore từ năm 2011.
Mảng kinh doanh bia của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi gồm thương hiệu bia Chang (Thái Lan) và Bia Sài Gòn (Việt Nam) sau khi ThaiBev chi ra 5 tỷ USD để mua lại 53,6% tại Sabeco.
Sau thương vụ vào cuối năm 2017 này, tập đoàn của tỷ phú Charoen trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất đồ uống lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Ông chủ ThaiBev hiện cũng là người giàu nhất Thái Lan với khối tài sản 19,6 tỷ USD, theo dữ liệu của Bloomberg.
Quang Thắng (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null