Phụ huynh đừng 'học' trực tuyến thay con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vì dịch bệnh Covid-19, việc dạy học trực tiếp phải chuyển sang giải pháp tình thế là dạy trực tuyến và nỗi lo về chất lượng luôn thường trực.

Thế nhưng có một thực tế khác đáng lo ngại hơn, đó là sự “thiếu đồng lòng” của một số bộ phận cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc học trực tuyến của con em mình.

 

Học trực tuyến, học sinh, đặc biệt trẻ tiểu học, rất cần sự quan tâm của cha mẹ nhưng ở một chừng mực nhất định. Ảnh: Nguyễn Loan
Học trực tuyến, học sinh, đặc biệt trẻ tiểu học, rất cần sự quan tâm của cha mẹ nhưng ở một chừng mực nhất định. Ảnh: Nguyễn Loan



Tôi nhớ cách đây chưa lâu, trên nhóm Zalo của giáo viên và phụ huynh lớp tiểu học con tôi, cô chủ nhiệm phải “cầu xin” phụ huynh không được học thay cho con. Cha mẹ chỉ hỗ trợ thêm các thao tác phụ, chứ không được chỉ bài, làm bài thay, nhất là các tiết bài tập, kiểm tra. Thi thoảng, khi điểm danh học sinh trong các tiết dạy trực tuyến, giáo viên vẫn thấy cảnh cha mẹ trả lời thay con mình vì theo phụ huynh, con họ đang bận này, bận nọ…

Tôi biết nhiều học sinh có hoàn cảnh thiếu thốn, học trực tuyến chỉ với chiếc điện thoại “cùi bắp”. Nhưng với tinh thần chịu khó, sau mấy tuần đầu vất vả, việc học các em đã dần ổn định, hiệu quả. Bên cạnh đó không ít học sinh có điều kiện nhưng lại ngại khó khăn, chưa chủ động trong việc học, lạm dụng mạng xã hội, có hành vi trêu đùa, quấy rối trong các tiết học trực tuyến. Vì vậy chất lượng việc học trực tuyến chưa cao một phần còn ở chính từ phía học sinh và gia đình.

Việc dạy học trực tuyến sẽ còn kéo dài, cả thầy và trò đều rất vất vả, mệt mỏi. Vì vậy rất cần đến vai trò của cha mẹ học sinh. Nếu phụ huynh có cách “truyền lửa” cho con em, thì đây là cơ hội để các em trưởng thành lên rất nhiều. Ngược lại, nếu phụ huynh thiếu sự đồng tâm, hợp lực với nhà trường; nếu chúng ta nuông chiều con em, học thay, làm thay cho con em mình, thì thời gian học trực tuyến này sẽ trôi qua một cách lãng phí. Và gánh nặng về lỗ hổng kiến thức của các em sẽ chồng chất cho các năm sau.

Theo Trần Nhân Trung (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.