Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Quyết định số 248/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang được phân công làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.

Ngày 26-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định số 248/QĐ-TTg về kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban chỉ đạo). Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (ảnh nguồn VGP

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (ảnh nguồn VGP

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 26-3-2024 và thay thế quyết định số 98/QĐ-BCĐODA ngày 16-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.

Ban chỉ đạo này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chủ trương, chính sách, định hướng thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Ban này giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp liên ngành trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, như điều hành, phối hợp linh hoạt để tháo gỡ kịp thời hoặc giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết những ách tắc vượt thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi...

Ban chỉ đạo cũng giúp Thủ tướng đôn đốc các bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành trong công tác thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.