Phố núi mùa hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.

Chớm hè, dọc một số tuyến đường, sắc màu lãng mạn của những chùm hoa bằng lăng như níu chân người qua lại. Một loài hoa không chỉ riêng Pleiku mới có, nhưng sắc tím đẹp trong mọi khoảnh khắc cho dù là những nụ hoa chúm chím trên cành, những bông hoa nở rộ hay cánh hoa rụng rơi trong gió cũng khiến cho phố núi trở nên đằm thắm, ngọt ngào.

Cây hoa bằng lăng tím trên đường Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku. Ảnh: Thu Hằng

Cây hoa bằng lăng tím trên đường Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku. Ảnh: Thu Hằng

Bằng lăng tím như nỗi niềm học trò, nhất là những cô cậu cuối cấp chia tay khoảng trời mộng ước. Bằng lăng khoe sắc khắp mọi ngả đường, từ đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, đan xen vài đoạn trên đường đến Khu Công nghiệp Trà Đa…

Không chỉ đường phố, vườn trường cũng e ấp màu hoa tím. Sáng sớm, trên cung đường quen thuộc tới trường, ngắm nhìn sắc hoa in lên nền trời, một cảm xúc tươi mới ngập tràn tiếp thêm năng lượng cho ngày làm việc.

Hoa muồng hoàng yến nở rực rỡ trên vỉa hè đường Lê Lợi (TP. Pleiku, đoạn trước nhà thờ Thăng Thiên). Ảnh: Ngọc Duy

Hoa muồng hoàng yến nở rực rỡ trên vỉa hè đường Lê Lợi (TP. Pleiku, đoạn trước nhà thờ Thăng Thiên). Ảnh: Ngọc Duy

Khi nắng đã vàng ươm như mật chảy dài khắp mọi ngõ ngách phố phường, muồng hoàng yến-loài hoa đại diện cho sự may mắn, cho niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp bởi sắc vàng rực rỡ bắt đầu nở rộ. Mỗi bông hoa có 5 cánh mỏng, mọc thành chùm lớn dài rủ xuống từ 20 đến 50 cm.

Giữa sắc xanh của mây trời, muồng hoàng yến trở nên nổi bật, sáng bừng cả không gian khiến những người yêu phố núi càng thêm lưu luyến mảnh đất này. Ai cũng ngẩn ngơ trước khung cảnh lãng mạn rực rỡ khi các tuyến đường: Quang Trung, Lê Lợi, Thống Nhất… được nhuộm vàng, sáng bừng bởi những chùm hoa trong sắc nắng hè xôn xao. Cây cho hoa từ đầu hè và kéo dài từ 2 đến 3 tháng nên dư âm về những khoảnh khắc cháy bỏng của loài hoa xuống phố cứ vương vấn mãi...

Từng chùm hoa muồng hoàng yến buông dài tô điểm cho phố phường. Ảnh: Ngọc Duy

Từng chùm hoa muồng hoàng yến buông dài tô điểm cho phố phường. Ảnh: Ngọc Duy

Bên cạnh bằng lăng tím, muồng hoàng yến thì với nhiều người, hoa phượng được xem như “nàng hậu” của mùa hè, là “hoa học trò”, mang đến những cảm xúc bâng khuâng. Pleiku, tháng 5 hoa phượng “rực cháy” cũng là lúc mà đám học sinh cuối cấp chuẩn bị cho mùa chia tay mái trường, nhắc nhở những kỳ thi quan trọng cận kề.

Phố núi Pleiku dẫu không phải là xứ sở của ngàn hoa, nhưng sự xuất hiện của những sắc hoa trong tháng 5 này đã tạo thêm sức hút cho những bước chân lãng du tìm về. Những cánh hoa bình dị, mộc mạc nhưng dễ làm lòng người xao xuyến, bồi hồi, ngóng trông mỗi độ tháng 5 về.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).