Theo Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo, những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua biện pháp bám sát cách tiếp cận hòa bình và dựa trên luật pháp.
Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo đã tái khẳng định quyết tâm của Philippines giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình và hợp pháp.
Ông nhấn mạnh: “Những yêu sách (chủ quyền) mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình thông qua biện pháp bám sát cách tiếp cận hòa bình và dựa trên luật pháp".
Quan điểm trên được nhà ngoại giao Philippines nêu bật trong các cuộc tiếp xúc và hội thảo trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59 tại Đức.
Theo Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo, cách tiếp cận trên của Philippines được chính thức hóa trong Tuyên bố Manila năm 1982 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines cho rằng tình trạng căng thẳng xuất phát từ những sự cố và hành động gây hấn không phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, đồng thời gây bất lợi cho mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Manalo kêu gọi các bên bảo vệ và tăng cường trật tự dựa trên luật pháp cũng như chủ nghĩa đa phương, trong bối cảnh khó khăn do quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine và leo thang cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.
Theo ông Manalo, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có thể khởi xướng một cuộc tranh luận mở liên quan đến “quy tắc và trật tự được áp dụng trong lĩnh vực hàng hải và Biển Đông” để giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, cũng như duy trì trật tự dựa trên luật lệ để mọi tranh chấp hoặc xung đột đều được giải quyết thông qua pháp quyền và các biện pháp hòa bình, mà không phải thông qua các biện pháp cưỡng chế hoặc hành động gây hấn.
(GLO)-Theo Tân hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/3 thông tin Chủ tịch nước này sẽ có chuyến thăm Nga từ ngày 20-23/3 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(GLO)-Hãng tin AP hôm 15/3 dẫn lời Đặc phái viên EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Richard Tibbels cho hay, liên minh gồm 27 quốc gia sẽ gia tăng các sứ mệnh hải quân ở biển Đông cũng như cân nhắc khả năng tập trận chung ở khu vực.
(GLO)-Phát biểu nhân một sự kiện diễn ra ngày 15/3, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cho rằng, đã đến lúc xây dựng một thế giới mới, đa cực và đa trung tâm, vì độc lập và hội nhập của các dân tộc.
(GLO)-Cảnh sát Pakistan đã đụng độ với những người ủng hộ cựu thủ tướng Imran Khan ngày 14/3, khi họ đến bên ngoài nhà riêng của ông ở thành phố Lahore (đông Pakistan) để bắt giữ chính trị gia này vì ông đã không trình diện trước tòa án liên quan cáo buộc tham nhũng, theo Hãng tin AP.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 14/3, Hội đồng bảo an LHQ đã có cuộc họp để thảo luận liên quan xung đột Nga- Ucraine. Cuộc họp diện mở này diễn ra theo đề nghị của Phái đoàn Đại diện thường trực Liên bang Nga tại LHQ và có sự tham gia của một số đại diện truyền thông từ Nga, Ukraine.
(GLO)-Theo thông báo từ Bộ quốc phòng Mỹ, hai chiếc Su-27 của Nga đã chặn máy bay do thám không người lái của Mỹ và một trong số chúng đã va vào cánh quạt và đã làm rơi máy bay không người lái của Mỹ, lúc 7giờ 3 phút sáng 14/3 (giờ địa phương). Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã triệu tập đại sứ Nga để phản đối về việc này.
(GLO)-Theo Wall Street Journal ngày 13/3, trong tuần sau, nhà lãnh đạo Trung Quốc có kế hoạch đến thăm Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó ông sẽ đối thoại với Tổng thống Zelensky.
(GLO)-Giáo sư, Tiến sĩ Zaidi Embong thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ ứng dụng, Đại học Tun Hussein Onn Malaysia (UTHM) vừa cho biết, hạt nhựa siêu nhỏ - vi nhựa (microplastics) và nước thải đã qua xử lý của các nhà máy hạt nhân được coi là những mối đe dọa lớn tiềm ẩn đối với sức khỏe con người- theo TTXVN.
Tính đến ngày 11-3, số nạn nhân thiệt mạng vì lở đất ở đảo Serasan đã lên đến 44 người và lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm 11 nạn nhân khác còn mất tích.
(GLO)-Tại phiên họp toàn thể Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 14 tổ chức ngày 11/3 với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu, Quốc hội Trung Quốc đã bầu ông Lý Cường, 63 tuổi, đảm nhiệm chức Thủ tướng, kế nhiệm ông Lý Khắc Cường- theo Reuters.
(GLO)-"Cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp chấm dứt", thông tin này được cung cấp bởi ấn phẩm của Nhật- Nikkei Asia, sau khi tham khảo ý kiến một số nhà phân tích đến từ Trung Quốc, ngày 9/3.
(GLO)-Chính quyền Taliban cho biết thống đốc tỉnh Balkh (Afghanistan) đã thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết tại văn phòng của ông hôm 9/3. BBC cho biết Tỉnh trưởng Mohammad Dawood Muzammil thiệt mạng sau vụ nổ ngay trong văn phòng làm việc của ông ở TP Mazar-e Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh hôm 9-3.
(GLO)-Nhà Trắng ủng hộ dự luật do các thượng nghị sĩ Mỹ Mark Warner đưa ra ngày 7/3 nhằm trao cho chính quyền Tổng thống Joe Biden quyền hạn mới để cấm ứng dụng video TikTok do Trung Quốc sở hữu và các công nghệ nước ngoài khác nếu chúng gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
(GLO)-Phản hồi cảnh báo của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương mới đây về nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: “Chúng tôi tìm kiếm sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột… Chúng tôi muốn cạnh tranh và giành chiến thắng trước Trung Quốc, nhưng chúng tôi chỉ muốn giữ ở mức độ đó”- Reuters dẫn lời ông John Kirby nói ngày 7/3.