Philippines đầu tư xây dựng căn cứ quân sự mới tại vịnh Subic

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Philippines đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới tại sân bay quốc tế Vịnh Subic, nhằm tăng cường khả năng giám sát trên không và triển khai sức mạnh ở Biển Đông.
Vịnh Subic, nơi Mỹ từng đặt căn cứ quân sự trước khi rút khỏi Philippines những năm 1990. Ảnh: Wikipedia

Vịnh Subic, nơi Mỹ từng đặt căn cứ quân sự trước khi rút khỏi Philippines những năm 1990. Ảnh: Wikipedia

Theo tài liệu đấu thầu và kế hoạch phát triển của Không quân Philippines, một căn cứ điều hành tiền phương sẽ được thành lập tại đây, hỗ trợ máy bay trinh sát và tấn công.

Dự án này đánh dấu sự trở lại của Philippines tại Vịnh Subic, nơi từng là căn cứ không quân của Hải quân Mỹ trước khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Philippines vào những năm 1990.

Theo kế hoạch, sân bay quốc tế Vịnh Subic sẽ trở thành điểm tập trung cho "các hoạt động chung trên không, trên biển và trên đất liền" của Philippines. Dự án cũng bao gồm việc xây dựng lâu dài một căn cứ tuần tra hàng hải và thiết bị bay không người lái chuyên dụng tại đây, theo Naval News.

Hồi tháng 2/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Philippines cho phép quân đội Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự của nước này, đồng thời thúc đẩy xây dựng và đưa vào sử dụng 5 căn cứ quân sự đã được xác định trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng hiện có giữa hai bên.

Căn cứ hải quân ở vịnh Subic là trọng điểm để quân đội Mỹ tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự.

Vịnh Subic nằm ở bờ Tây đảo Luzon của Philippines, đối diện Biển Đông, là một trong những cảng quan trọng. Thực dân Tây Ban Nha là những người đầu tiên xây dựng căn cứ hải quân ở đây, sau đó quân đội Mỹ tiếp quản nó. Sau Chiến tranh thế giới 2, quân đội Mỹ đã mở rộng đáng kể căn cứ hải quân này và vịnh Subic trở thành một trong những căn cứ quân sự ở nước ngoài quan trọng nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Sau Chiến tranh Lạnh, nhóm binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi đây vào tháng 11/1992.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".