Tổng thống Philippines quyết tâm bảo vệ "những gì là của mình", quân đội thay chỉ huy Bộ tư lệnh miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Quân đội Philippines ngày 18/5 thông báo chuẩn đô đốc Alfonso Torress Jr sẽ thay thế phó đô đốc Alberto Carlos làm chỉ huy Bộ tư lệnh miền Tây Philippines (Wescom) trên đảo Palawan.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: Getty

Một tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: Getty

Hòn đảo có bờ biển phía tây tiếp giáp Biển Đông và là đảo lớn của Philippines nằm gần quần đảo Trường Sa nhất.

Quyết định bổ nhiệm là "một phần kế hoạch điều chỉnh nhân sự lãnh đạo và vị trí then chốt trong quân đội, cần thiết để thích ứng với môi trường an ninh biến động và ứng phó hiệu quả các thách thức mới nổi", theo thông cáo từ quân đội Philippines.

Quân đội cho đây là "quyết định hành chính", tuy nhiên theo Rappler sâu xa liên quan trực tiếp đến phó đô đốc Alberto Carlos, cựu chỉ huy Wescom- tâm điểm bê bối bị ghi âm thỏa hiệp với một nhà ngoại giao Trung Quốc. Ông Carlos đang được quân đội Philippines cho "tạm nghỉ vì việc cá nhân".

Giới chức Trung Quốc mô tả đoạn ghi âm cho thấy ông Carlos đã đồng ý "mô hình mới" trong quản lý căng thẳng và các hoạt động tiếp tế ở bãi cạn Cỏ Mây, nơi Philippines có tiền đồn là tàu chiến mắc cạn BRP Sierra Madre.

Thượng viện Philippines chuẩn bị mở cuộc điều tra về sự việc. Các nghị sĩ đặt nghi vấn những nhà ngoại giao Trung Quốc lén ghi âm trao đổi với quan chức quân đội. Bộ Ngoại giao Philippeins đã tuyên bố sẽ điều tra "những hoạt động trái pháp luật" của nhà ngoại giao nước ngoài tại Philippines.

Cùng ngày 18/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho biết nước này đang phải đối mặt với "sự coi thường trắng trợn các nguyên tắc được quốc tế chấp nhận".

"Chống lại những kẻ xâm nhập không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, chúng ta sẽ bảo vệ mạnh mẽ những gì là của mình", AFP dẫn lời ông Marcos nói trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự Philippines.

Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 220 km (120 hải lý) về phía tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1.000 km (590 hải lý) về phía đông.

Mối quan hệ của Philippines với Trung Quốc đã xấu đi trong năm qua vào thời điểm Manila đang mở rộng mối quan hệ quốc phòng lâu đời với Mỹ dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Philippines giảm tần suất tổ chức các cuộc tập trận chung trên không và trên biển ở Biển Đông dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte - người ủng hộ quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh và coi các hoạt động quốc phòng với Washington là khiêu khích.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null