Phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chất vấn nhiều vấn đề “nóng”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong khuôn khổ chương trình phiên họp thứ 31, ngày 18-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn. Cùng dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp đã được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin, đề xuất của các đoàn đại biểu Quốc hội, rà soát phạm vi đã chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, xuất phát từ tình hình thực tế và tạo điều kiện cho tất cả bộ trưởng, trưởng ngành đều được trả lời chất vấn.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ trưởng trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các nhóm vấn đề như: Công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng…

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tập trung vào các nhóm vấn đề như: công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam; thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; giải pháp tăng cường phòng-chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao…

Chất vấn về giải pháp để tính chi phí định mức, chi phí kinh doanh định mức của lợi nhuận định mức trong tính giá xăng dầu, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai-cho rằng: Chi phí định mức, chi phí kinh doanh định mức của lợi nhuận định mức là một trong những yếu tố để cấu thành nên giá xăng dầu. Tuy nhiên, nhiều cử tri phản ánh trong thời gian qua, việc điều chỉnh thông báo của Bộ Tài chính chưa kịp thời dẫn đến giá xăng dầu được xác định là chưa phù hợp.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Chi phí định mức về xăng dầu chiếm từ 7% đến 12%. Quy trình để thực hiện chi phí này là các doanh nghiệp đầu mối sau một kỳ điều hành thì tập hợp các hồ sơ và các chi phí để gửi Bộ Công thương và Bộ Tài chính. Với quy trình hiện nay, các bộ chấp nhận các chi phí thực tế hợp lý của các doanh nghiệp đầu mối, chứ không phải các bộ, ngành ép lên hay ép xuống.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: Trần Dung

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ảnh: Trần Dung

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, tại phiên chất vấn có 69 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn. Các nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại phiên họp này đều là lĩnh vực rất quan trọng, thu hút sự quan tâm của cử tri trong cả nước.

Các đại biểu Quốc hội đã chuẩn bị kỹ câu hỏi ngắn gọn, phản ánh sát thực tế và đời sống, nguyện vọng của cử tri, thực hiện đầy đủ các quy định và chất vấn bảo đảm đúng thời gian quy định.

Các bộ trưởng với tinh thần trách nhiệm cao, hiểu biết, nắm chắc thực trạng, ngành, lĩnh vực phụ trách đã trả lời rõ ràng, rành mạch và đã làm rõ thực trạng, đề xuất nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn.

Phó Chủ tịch Quốc hội tin tưởng với các giải pháp mà các bộ trưởng đã cam kết, với quyết tâm cao của tập thể Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các lĩnh vực được chất vấn sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến mới, tốt đẹp hơn trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.

Bí thư Chi bộ thôn 6 Lê Viết Bích Huệ (bìa trái) trao đổi công tác tổ chức đại hội chi bộ điểm với Bí thư Đảng ủy xã Ia Blang Hà Đình Thủy. Ảnh: P.D

Đảng bộ xã Ia Blang tích cực chuẩn bị đại hội điểm

(GLO)- Đảng bộ xã Ia Blang được Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chọn tổ chức đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2030 để rút kinh nghiệm trước khi chỉ đạo chung ra diện rộng. Ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng ủy xã đã khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội.