Phía sau những gánh hàng rong - kỳ cuối: Mai này còn, mất…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự phát triển chóng mặt của xã hội làm những gánh hàng rong đang dần bị bỏ lại phía sau. Liệu trong vài chục năm nữa, chúng ta có còn thấy những quang gánh, xe đạp, xe đẩy rong ruổi khắp phố phường cùng tiếng rao thân thuộc?
Các gian hàng tại phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (quận 1, TPHCM)

Các gian hàng tại phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (quận 1, TPHCM)

Một thời chưa xa…

Thật khó để phủ nhận dấu ấn đậm nét của những gánh hàng rong trong đời sống người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà thành. Không ai biết chính xác hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết là đã tồn tại rất lâu, vì hàng rong ra đời như một “kênh” phân phối thứ yếu của những khu chợ truyền thống - vốn đã có tuổi đời ít nhất hàng trăm năm. Do chợ ngày xưa chỉ họp theo những phiên nhất định và tần suất không ổn định, nên các tiểu thương phải kiêm thêm nghề bán rong vừa để đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa để kiếm thêm.

Theo nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, người bán rong ở Hà Nội chủ yếu là người nghèo ở ngoại thành hoặc ngoại tỉnh. Thời xưa (giữa thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI), họ thường bán các nhu yếu phẩm như dao, kéo, dép, kim băng, dây chun…, bán một số loại thuốc bôi trị đau cơ - đau khớp, cao dán, dầu nóng, kèm thêm một số dịch vụ như mài dao, hàn dép, đổi gạo lấy bún, đổi tóc rối lấy kẹo… Chưa kể tới những gánh quà vặt rong như bún, phở, tào phớ, bánh khúc, trứng vịt lộn, cốm… Và thiếu sao được những gánh hàng hoa bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Giai đoạn ấy, việc quản lý bán hàng rong chưa chặt chẽ, nguồn cung ứng hàng hoá của nhà nước cũng chưa dồi dào, nên những người bán rong hành nghề rất thoải mái. Những gánh hàng, những tiếng rao đi khắp mọi phố phường Hà Nội, hằn sâu vào đời sống của người dân Thủ đô như một nét đẹp văn hoá mộc mạc, giản dị.

Ông Tiến cho biết, một trong những nét độc đáo của hàng rong thời đó là những bài vè rao hàng do người bán tự sáng tác rồi truyền miệng nhau. Chẳng hạn như: “Đàn ông ho ca-nông, đàn bà ho các-tút, trẻ em ho gà ho vịt, thanh niên nam nữ ho vì tình, đứa trẻ giật mình cũng biết ho, ai thuốc ho đê…” (bán thuốc ho); “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên” (bán thuốc lào); “Cô nào chồng bỏ chồng chê, uống vô một gói chồng mê tới già” (bán thuốc điều hoà kinh nguyệt)... Không chỉ vậy, một số gánh hàng rong còn biểu diễn thêm những màn ảo thuật đường phố, Sơn Đông mãi võ... để thu hút khách vào xem và mua hàng.

“Hà Nội có rất nhiều ngõ, ngách nhỏ, đặc biệt là khu vực phố cổ, nên rất phù hợp cho những người bán rong. Thời xưa, cứ khi nào có gánh hàng rong qua ngõ là không khí nhộn nhịp hẳn lên. Người ta ùa ra ngoài để mua hàng, ăn quà, xem hội Sơn Đông mãi võ biểu diễn… Những gánh hàng rong làm cho cuộc sống của thị dân xưa thêm phần sinh động”, nhà văn Nguyễn Trương Quý, một nhà Hà Nội học khác cho biết.

Thời nay, văn hoá bán hàng rong đã có nhiều thay đổi. Ít thấy những loại dịch vụ rong như mài dao mài kéo, hàn dép, đổi gạo lấy bún, tóc rối lấy kẹo… Các gánh hàng rong bán nhu yếu phẩm, đồ gia dụng ngày một thưa thớt. Những gánh bún, phở dạo lùi dần về sau để nhường chỗ cho những thứ quà vặt khác như nem chua rán, bò bía, bánh tráng trộn, bánh hotdog, kem khói… Chỉ có những gánh hoa quả và gánh hàng hoa là không khác biệt mấy so với ngày xưa. Và khi được nhà nước quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn, hàng rong đã bộc lộ những nhược điểm, chẳng hạn như chiếm dụng trái phép vỉa hè và lòng đường, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, một số người bán rong còn chặt chém khách nước ngoài… Nhìn chung, hàng rong đang không thể bắt kịp với sự phát triển chóng mặt của xã hội.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Giải bài toán nhân văn

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, sự lỗi thời của hàng rong là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, những tiệm tạp hoá, cửa hàng tiện lợi và siêu thị đã mọc lên rất nhiều, mang đến nguồn cung ứng hàng hoá ổn định và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hơn những mặt hàng rong. Bên cạnh đó, hệ thống bán hàng online cũng đang phát triển rất mạnh mẽ trên nhiều nền tảng khác nhau.

“Hàng rong thường được ưa thích bởi thế hệ người tiêu dùng cũ - những người thích rẻ và tiện lợi, không yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá, lười đi xa để mua hàng và không hiểu biết nhiều về công nghệ để đặt hàng trực tuyến. Tuy nhiên, họ đang dần bị thay thế bởi thế hệ người tiêu dùng mới - những người từ độ tuổi 40 trở về, quan tâm hơn tới nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của hàng hoá, am hiểu công nghệ hơn để có thể mua hàng online”, ông Tiến nói.

Hiện nay, để giải quyết vấn đề việc làm cho người bán hàng rong, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng cần tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm hơn để họ không phải đi bán rong kiếm sống. Các địa phương có thể nghiên cứu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để hình thành nên những cụm công nghiệp hoặc làng nghề, hoặc phát triển trồng trọt, chăn nuôi khép kín để tạo thành các mô hình hợp tác xã nông nghiệp... “Hầu hết người ta đi bán hàng rong vì hoàn cảnh bắt buộc. Vì vậy, tôi tin việc có được một công việc ổn định, không phải rong ruổi nay đây mai đó là điều tốt nhất cho những người bán hàng rong”, ông Tiến nói.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế phi chính thức (bao gồm cả kinh tế vỉa hè) thu hút 11 triệu lao động trong tổng số 46 triệu lao động cả nước (tương đương 24%). Số liệu của Viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho thấy, các hoạt động kinh tế trên vỉa hè đã đóng góp từ 15-20% vào GRDP của TPHCM.

Còn theo nhà văn Nguyễn Trương Quý, Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình quản lý hàng rong ở một số nước. Chẳng hạn như ở Singapore - nơi văn hoá hàng rong đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại năm 2020. Từ lâu, nước này đã không còn những gánh hàng rong lấn chiếm vỉa hè, làm nhếch nhác phố phường. Thay vào đó, họ tập trung những người bán hàng rong vào một trung tâm bán thực phẩm hoặc chợ cóc, tạo thành những trung tâm bán hàng rong lớn. Người bán phải đăng ký kinh doanh và trả tiền mặt bằng, nhưng bù lại họ được sử dụng điện, nước và thu hút được nhiều khách hàng hơn do ở một địa chỉ cố định. Phía chính quyền cũng sẽ quản lý những tụ điểm hàng rong này dễ dàng hơn. Tại TP HCM cũng đã có hai phố hàng rong tại đường Nguyễn Văn Chiêm và công viên Bách Tùng Diệp.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Nhưng cả nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý đều đồng ý rằng, riêng những gánh hoa rong sẽ tiếp tục tồn tại rất lâu mà không cần thay đổi nhiều. Dù ở lứa tuổi nào, người Việt Nam vẫn yêu hoa và có nhu cầu mua hoa về cắm ở nhà, và lựa chọn hàng đầu vẫn là những gánh hàng hoa. Tiện lợi, rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, vì hoa trên xe rong chủ yếu được trồng ở nội đô và những vùng ven đô có tiếng như Nhật Tân, Phú Thượng, Tây Tựu, Mê Linh, Gia Lâm… Bên cạnh đó, thế hệ tiêu dùng mới hiện nay cũng rất ưa chuộng những gánh hàng hoa. Không khó để gặp những bạn trẻ tới đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu (Hà Nội) mua hoa hoặc thuê hoa để chụp ảnh “sống ảo”. Những gánh hoa chở mùa thu tới Thủ đô sẽ không biến mất, mà sẽ tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội…

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.