Phía sau những gánh hàng rong - Kỳ 3: 'Dị nhân' ở ngã tư đường phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nghe câu chuyện của anh, tôi không hiểu vì sao cuộc đời luôn dành cho anh những lá bài đen đủi. Nhưng anh bảo, đen hay không là do cách mình nhìn nhận. Còn chân để đi, còn tay để làm, thế là may mắn hơn khối người; cứ ngồi nghĩ mãi về hoàn cảnh của mình thì chẳng có động lực làm gì cả.
Anh Hưng nhỏ bé và đơn độc giữa dòng xe cộ đông đúc tại ngã bảy Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội)

Anh Hưng nhỏ bé và đơn độc giữa dòng xe cộ đông đúc tại ngã bảy Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội)

Nhỏ bé và đơn độc

Tôi gặp anh ở ngã tư Đê La Thành - Hào Nam vào lúc tan tầm, khoảng 5h chiều. Anh ngồi khoanh chân trên trên vỉa hè, ngay cạnh chiếc cột cắm hai chiếc biển ghi “đường La Thành” và “phố Hào Nam”. Anh mang theo một chiếc cặp đen và đeo trước ngực anh một khay hàng rong nhỏ, đựng những mặt hàng thường thấy như kẹo cao su, tăm…

Nhưng điều làm tôi chú ý là làn da của anh. Từ chân, tay tới khuôn mặt của anh, chỗ nào cũng là những mảng da bị bong tróc, khiến làn da của anh có một màu hồng rực, loang lổ những vệt trắng. Mỗi lần anh lấy tay gãi, những mảng da lại lả tả rơi. Dường như anh mắc một căn bệnh da liễu vẩy nến. Thỉnh thoảng, anh lại rút ra từ chiếc cặp một lọ thuốc, thoa khắp người. Anh nhỏ bé và đơn độc giữa dòng xe cộ đông đúc đang liên tục đổ về ngã tư.

Không như một số người bán hàng rong tôi từng gặp, anh không chờ đèn đỏ rồi lách vào giữa dòng xe cộ đông đúc để chào hàng từng người một. Anh chỉ ngồi yên trên vỉa hè. Một số người nhìn anh với ánh mắt thương cảm, nhưng khi anh ngẩng đầu lên, họ liền quay đi. Một số người rút trong ví ra những đồng tiền lẻ, đặt vào khay hàng rong của anh. Anh luôn đáp lại bằng một cái cúi đầu cảm ơn nhã nhặn. Không nhiều người chú ý tới những mặt hàng anh bán. Ánh sáng xanh, đỏ, vàng từ những quán cà phê, quán ăn, hiệu cắt tóc hắt lên người anh, làm nổi bật thêm làn da bị tổn thương.

6h chiều, đúng giờ tan tầm, lòng đường không còn đủ chỗ cho dòng xe cộ đỗ dừng đèn đỏ. Một chiếc xe máy chồm lên vỉa hè nơi người đàn ông bán hàng rong đang ngồi, làm anh giật nảy mình. Chống một tay xuống đất, anh ngồi thẳng dậy. Đợi dòng xe vãn bớt, tôi đến gần, lấy cớ mua hàng để bắt chuyện với anh.

- Chào anh. Anh mua gì ạ? - người đàn ông hỏi.

- Cho em vỉ kẹo cao su. Anh tên gì, năm nay bao nhiêu tuổi, quê ở đâu?

- Em tên Đoàn Văn Hưng, sinh năm 1983, năm nay 40 tuổi, quê ở Văn Chấn, Yên Bái.

- Hiện giờ anh đang ở đâu?

- Em đang trọ ở nhà 34 ngõ 35 phố Đội Cấn. Nhà có hai vợ chồng em thôi.

Tôi nhìn kỹ, thấy bàn tay và bàn chân của anh cũng không nguyên vẹn. Nhiều ngón tay, ngón chân đã bị cụt gần hết. Khoảng 7h tối, anh đứng dậy đi về, không quên mời tôi chút nữa qua nhà ăn bữa cơm tối cùng vợ chồng anh. Trên đường về, anh tạt vào một hàng nước mía ven đường. Chủ quán đưa anh một bọc ni-lông có hai cốc nước mía, từ chối nhận tiền của anh.

Anh Hưng tại căn phòng trọ trong ngõ 35 Đội Cấn

Anh Hưng tại căn phòng trọ trong ngõ 35 Đội Cấn

Vẫn phải bước tiếp

Tôi có mặt tại phòng trọ của anh Hưng trong ngõ 35 Đội Cấn lúc 8 giờ tối như đã hẹn. Căn phòng rộng khoảng 20 mét vuông, bốn mặt tường đều loang lổ những mảng vữa bong tróc và những vết vẽ, viết bậy. Chốc chốc lại có những con gián chạy vụt qua sàn nhà. Anh Hưng và vợ là chị Nguyễn Thị Lùn đang ngồi chờ tôi trên một chiếc ghế sofa cũ đã bị nổ da, lòi cả bông ra ngoài. “Anh thông cảm. Cái ghế này là mấy ông bà bán đồng nát cho vợ chồng em. Nhà thiếu đủ thứ nên người ta cho gì thì nhận nấy”, anh Hưng nói.

Chúng tôi vừa ăn, vừa trò chuyện bên mâm cơm đạm bạc có cơm trắng, su hào, củ đậu và một ít thịt luộc. Anh Hưng kể mình bị bệnh vẩy nến bẩm sinh thể nặng nên da liên tục bị bong tróc, đã chạy chữa khắp nơi nhưng không khỏi. Còn những ngón tay, ngón chân không lành lặn là do khuyết tật bẩm sinh. Trong khi nghe anh Hưng kể, tôi để ý thấy ánh mắt chị Lùn không bình thường. Chị như chỉ đang nhìn vào một khoảng không vô định.

“Hồi trước, em với vợ ở quê làm ruộng, chăn nuôi. Nhưng rồi một ngày mắt vợ em cứ mờ dần đến mức không làm gì được nữa. Bác sĩ bảo vợ em mắc bệnh tăng nhãn áp (glocom) làm thị lực suy giảm, không chữa khỏi được… Thế nên hai vợ chồng mới lên Hà Nội thuê trọ, vừa để tiện chữa trị, vừa để tìm công việc mới”, anh Hưng kể. Bây giờ, thị lực của chị Lùn chỉ còn khoảng 20% so với ban đầu và sẽ còn giảm nữa.

Chỉ với sạp hàng rong nhỏ ấy, anh lo tiền nhà, tiền ăn, tiền chữa bệnh, thuốc thang cho cả hai vợ chồng. So với những người đồng nghiệp khác, anh bất lợi hơn nhiều, vì căn bệnh vẩy nến khiến da anh rất nhạy cảm, bị nắng chiếu vào sẽ bỏng rộp lên, nên anh chỉ bán hàng được vào lúc trời râm mát. Vậy nên tháng nào cũng thiếu, vì thu nhập trung bình của anh chỉ khoảng 6-7 triệu đồng/tháng, còn tổng các chi phí thường lên tới 9-10 triệu đồng/tháng.

Tôi mang câu chuyện của anh Hưng về kể cho chị Nguyễn Thị Lợi – một người bán hàng rong ở hồ Gươm, nhân vật của tôi trong bài viết kỳ trước. Chị liền đưa cho tôi số điện thoại của đội thiện nguyện đã hỗ trợ chị chữa khỏi vết bỏng nặng ở chân, bảo tôi gọi điện nhờ họ giúp đỡ anh Hưng. “Nếu không gọi được thì bảo chị, chị nhắc họ...”, chị dặn dò tôi.

Tôi hỏi anh Hưng sợ nhất điều gì khi đi bán rong? “Sợ nhất là lúc gặp người bên bảo trợ xã hội”, anh trả lời. “Vì cứ mỗi lần gặp là em bị họ đưa về trung tâm, ít thì vài tuần, lâu thì vài tháng. Họ bảo, người lang thang cơ nhỡ như em là ăn xin, cần phải về trung tâm để được chăm sóc. Em giải thích mình là người lao động, đang kiếm tiền để nuôi gia đình, đưa họ xem cả chứng minh thư nhưng họ vẫn không tin. Ở trung tâm được ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ, nhưng em không đi làm kiếm tiền để nuôi vợ em được, không đưa vợ đi khám được…”, anh Hưng kể.

Hơn 2 năm bán hàng rong, anh Hưng cũng nhiều lần chạm mặt những kẻ chăn dắt người lang thang. Anh kể, họ thường là những người ở ngoại thành hoặc tỉnh khác, thuê những người nghèo khổ về bán hàng rong cho mình với mức thù lao khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, bao tiền ăn. Họ sẽ đưa “quân” của mình tới các điểm có thể bán hàng, rồi ngồi quan sát từ xa ở những quán trà đá, cà phê. Nếu có công an tới, họ sẽ phóng xe máy ra lai “quân” của mình chạy luôn. Anh Hưng nhiều lần được họ mời chào nhưng đều từ chối. Anh vẫn thích tự thân lao động kiếm tiền hơn, dù vất vả.

“Nhiều người bảo cuộc đời em lúc nào cũng đen đủi, nhưng em không nghĩ nhiều. Còn chân để đi, còn tay để làm là may hơn khối người. Cứ ngồi nghĩ mãi về hoàn cảnh của mình thế này thế kia thì chẳng làm được gì”, anh Hưng nói.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?