Phát huy phẩm chất cựu tù chính trị yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 1.488 hội viên Hội Cựu tù chính trị yêu nước, sinh hoạt ở 11 Hội cấp huyện và 6 ban liên lạc cấp huyện. Những năm qua, các hội viên cựu tù chính trị yêu nước luôn phát huy phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống.

“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Đào Thị Hà (SN 1950, trú tại tổ 13, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là người phụ nữ nhỏ nhắn, vui vẻ và lanh lợi. Ít ai biết bà từng mang các mật danh như: Ba Dừa, Thanh Mai, Lại Giang, Đào Tiên trong đơn vị đường 5, H5 (Đội Biệt động thị xã Kon Tum trước năm 1975). Với những thành tích xuất sắc trong việc nuôi giấu cán bộ cách mạng nằm vùng, giao liên, rải truyền đơn, vận chuyển vũ khí… đầu năm 1968, bà Hà vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đoàn và được tặng Huy hiệu Bác Hồ vì thành tích “mưu trí, dũng cảm trong công tác”.

Năm 1970, khi đang làm nhiệm vụ điệp báo trên đường Phan Đình Phùng (thị xã Kon Tum), bà không may bị quân cảnh, cảnh sát vây bắt và bị giam cầm tại Ngục Kon Tum. Tại đây, địch đã dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, tra tấn, nhưng bà vẫn kiên quyết không khai báo bất cứ điều gì về cách mạng. Bất lực trước ý chí kiên cường của bà, kẻ địch chuyển bà tới Nhà lao Pleiku, rồi giải xuống Nhà lao Nha Trang, sang Trại Cải huấn Khánh Hòa. Mãi đến tháng 8-1974, bà mới được trả tự do, trở về thị xã Kon Tum sinh sống với gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Chinh chăm sóc vườn cây của gia đình tại thôn 2, xã Diên Phú, TP. Pleiku. Ảnh: H.C

Ông Nguyễn Hữu Chinh chăm sóc vườn cây của gia đình tại thôn 2, xã Diên Phú, TP. Pleiku. Ảnh: H.C

Sau ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975), bà làm việc tại Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Kon Tum, rồi làm cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Nghỉ hưu về nơi cư trú, bà được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố 13, rồi Ủy viên Thường trực Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh. Làm bất cứ công việc gì, bà cũng được mọi người tin yêu, được các cấp có thẩm quyền đánh giá cao. Bà Hà chia sẻ: “Tôi tham gia hoạt động cách mạng là để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ý nguyện đó đã thành hiện thực. Về đời thường làm ăn, tôi xây dựng gia đình, chăm sóc 3 người con. Đó là hạnh phúc không có gì sánh bằng”.

Tuổi cao vẫn tích cực lao động

Đó là ông Nguyễn Hữu Chinh (SN 1952, trú tại thôn 2, xã Diên Phú, TP. Pleiku). Tuy tuổi cao nhưng thường ngày ông vẫn chăm chỉ làm vườn, nêu gương cho con cháu học tập; thực hiện đúng các quy ước, quy định ở khu dân cư; chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Sau nhiều lần làm liên lạc, năm 1968, ông Chinh được biên chế vào Ban An ninh huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Cuối tháng 11-1969, ông nhận lệnh lên đường đi chiến đấu thì bị địch bắt. Sau một thời gian tra khảo không khai thác được gì, địch đưa ông vào Ty Cảnh sát tỉnh Bình Định để tiếp tục khai thác. Sau đó, ông bị kết án 3 năm tù về tội khai man lý lịch, không khai báo cha đi tập kết ra ngoài Bắc, không khai đúng năm sinh... Cứ tưởng chịu án xong sẽ được trở về nhà, nào ngờ gần đến ngày mãn hạn tù, địch chuyển ông tới giam tại Trại Cải huấn Khánh Hòa. Tại đây, ông bị kết tội 20 năm tù khổ sai vì cố tình ám sát cán bộ quốc gia, rồi đẩy đi Nhà tù Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Đến ngày 1-5-1975, Côn Đảo được giải phóng, ông thoát cảnh tù tội.

Trở về quê hương Hoài Ân, ông được tổ chức cử đi học bổ túc văn hóa, phân công làm cán bộ Huyện Đoàn. Tháng 10-1976, ông tiên phong lên Công ty Ngoại thương Gia Lai-Kon Tum công tác. Năm 1981, ông được tổ chức điều động làm cán bộ xã Diên Phú, rồi về làm cán bộ Hội Nông dân tỉnh cho đến khi nghỉ chế độ vào năm 2008. Nghỉ hưu về địa phương, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ 2, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Hội Phú, TP. Pleiku. Nghỉ công tác ở phường, ông về cư trú tại thôn 2, xã Diên Phú. Ông đúc kết: “Tôi có thời thanh xuân đi làm cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, có thời trung niên đi xây dựng đất nước, có thời cao tuổi làm cán bộ phường và làm vườn. Bây giờ, vui thú điền viên, bảo ban con cháu học hành, làm ăn tấn tới, thế là mãn nguyện”.

Ông Nguyễn Văn Thuận-Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kiểm tra Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh-đánh giá: “Các tổ chức, hội viên cựu tù chính trị yêu nước trong tỉnh luôn gương mẫu trong lao động, rèn luyện và giữ gìn sức khỏe, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho các thế hệ, chung tay thực hiện các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước ở địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.