Phát hiện trẻ mắc sởi tại trường học, xử lý ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị; nghỉ làm việc và cách ly y tế 7 ngày kể từ ngày phát ban.

Ngày 5-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) ban hành khuyến cáo quy trình xử lý ca mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi tại trường học.

Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải nghỉ học và cách ly y tế 7 ngày kể từ ngày phát ban.

Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải nghỉ học và cách ly y tế 7 ngày kể từ ngày phát ban.

Theo quy trình khuyến cáo, khi phát hiện học sinh có triệu chứng nghi mắc bệnh sởi, cần cho mang khẩu trang, dừng các hoạt động tiếp xúc với người khác. Nhân viên phụ trách y tế trường học hoặc giáo viên tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải nghỉ học và cách ly y tế 7 ngày kể từ khi phát ban. Bên cạnh đó, nhà trường cần thông báo ngay cho trạm y tế phường, xã, thị trấn để phối hợp xử lý.

Nhân viên phụ trách công tác y tế trường học rà soát những người tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi (là những học sinh học chung trong 1 lớp học và những người có tiếp xúc trực tiếp), để xác định tiền sử tiêm chủng và hướng dẫn tiêm chủng kịp thời.

Khi phát hiện ổ dịch sởi tại trường học, cần giám sát, điều tra dịch tễ các trường hợp mắc, phân tích và báo cáo khẩn cấp về trung tâm y tế trên địa bàn. Đồng thời, theo dõi hàng ngày tình hình sức khỏe toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ - nhân viên để phát hiện trường hợp mắc mới cho đến khi ổ dịch chấm dứt. Thực hiện báo cáo ổ dịch hàng ngày cho ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã theo đúng quy định để xử lý kịp thời.

Học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị; phải nghỉ học, nghỉ làm việc và cách ly y tế 7 ngày kể từ ngày phát ban.

Nếu có trường hợp mắc bệnh, cần khử trùng bề mặt toàn bộ lớp học, nơi làm việc, nơi ở, bếp ăn tập thể bằng biện pháp như: lau sàn nhà, bàn ghế, nắm đấm cửa, vật dụng đồ chơi, khu vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc dung dịch khử trùng có chứa Clo với nồng độ 0,5% Clo hoạt tính. Tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên lớp học, nơi làm việc bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào.

Theo Hải Yến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.