Phát hiện "thần dược" trong thứ bỏ đi của món cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một công dụng chữa bệnh mới của cà phê vừa được khám phá qua nghiên cứu mới của Mỹ, có thể là tin mừng cho các bệnh nhân tim mạch, tiểu đường.

 

Ngay cả sản phẩm thải của ngành công nghiệp cà phê cũng mang công dụng y học bất ngờ - ảnh minh họa từ internet
Ngay cả sản phẩm thải của ngành công nghiệp cà phê cũng mang công dụng y học bất ngờ - ảnh minh họa từ internet



Công trình vừa công bố trên tạp chí Food and Chemical Toxicology đã tìm ra một "thần dược" có tính năng giảm viêm, giảm sự đề kháng insulin trong vỏ trấu và vỏ lụa của hạt cà phê, thứ được coi là sản phẩm thải của ngành chế biến cà phê.

Giáo sư Elvira Gonzalez de Mejia từ Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp, Tiêu dùng và Môi trường thuộc Đại học Illinois (Mỹ), một trong các tác giả chính, cho biết hai hợp chất thần kỳ họ tìm thấy trong vỏ hạt cà phê là axit protocatechuic và axit gallic.

Khả năng giảm viêm, cải thiện khả năng xử lý glucose và độ nhạy insulin này có thể là tiền đề cho các phương thuốc trị hàng loạt bệnh, như tiểu đường type 2 hay moọt số bệnh tim mạch.

Vì là thứ hoàn toàn tự nhiên, có nguồn gốc từ thực phẩm nên "thần dược" này không độc hại. Hơn nữa chúng còn là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất chống oxy hóa từ lâu đã được biết đến là liều thuốc tốt cho tuổi thọ, ngăn ngừa lão hóa và nhiều bệnh tật.

Các tác dụng này đã được chứng minh qua thí nghiệm trên 2 tế bào là đại thực bài (tế bào phản ứng miễn dịch và tế bào mỡ); cũng như thử nghiệp trên quá trình sản xuất và chuyển hóa các tế bào mỡ trong cơ thể, cơ chế phản ứng viêm…Các bước phân tích cũng cho thấy các "thần dược" này có tiềm năng cho hiệu quả bền vững nhờ cải thiện các khả năng tự nhiên của cơ thể.

Theo các tác giả, nghiên cứu này còn giúp…bảo vệ môi trường. Thực chất, ngành công nghiệp cà phê đã thải ra khoảng 1,16 triệu tấn vỏ trấu của cà phê trên khắp thế giới, góp phần gây ô nhiễm. Chúng bị vứt bỏ trên các cánh đồng, lên men và thành nơi trú ngụ của nấm mốc có hại. Ngoài ra, khoảng 43.000 tấn vỏ lụa cà phê đi theo hạt cà phê trong quá trình xuất khẩu, nhưng cũng bị bỏ lại một cách lãng phí khi rang xay.

A. Thư (Theo EurekAlert, nld)
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.