Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ. đột quỵ.

Phân tích này dựa trên đánh giá toàn diện các nghiên cứu hiện có, làm sáng tỏ nhóm máu có thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe như thế nào.

Các nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ) đã phân tích tổng hợp 48 nghiên cứu, bao gồm hơn 16.700 bệnh nhân đột quỵ và gần 600.000 người khỏe mạnh, nhằm kiểm tra mối liên hệ di truyền giữa nhóm máu và đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Nhóm máu có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ đột quỵ. Ảnh Pexels

Nhóm máu có vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ đột quỵ. Ảnh Pexels

Kết quả cho thấy người có nhóm máu A có thể phải đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ trước tuổi 60 cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác, theo tờ Times of India.

Phát hiện này cho thấy các yếu tố di truyền liên quan đến nhóm máu có thể khiến một số người có thể bị đột quỵ ở tuổi trẻ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nguy cơ đột quỵ tăng thêm ở những người có nhóm máu A là nhỏ, do đó không cần phải cảnh giác hoặc sàng lọc thêm ở nhóm này.

Ngược lại, kết quả cũng cho thấy người có nhóm máu O có nguy cơ bị đột quỵ ở lứa tuổi trẻ thấp hơn 12%.

Quan sát này nhấn mạnh vai trò bảo vệ tiềm tàng của nhóm máu O chống lại đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đặc biệt ở người trẻ tuổi.

Những phát hiện này thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố di truyền quyết định đột quỵ. Hiểu được các cơ chế cơ bản có thể dẫn đến các chiến lược phòng ngừa và điều trị có mục tiêu hơn cho những người có nguy cơ cao.

Người có nhóm máu A có nguy cơ bị đột quỵ trước tuổi 60 cao hơn so với những người có nhóm máu khác. Ảnh Pexels

Người có nhóm máu A có nguy cơ bị đột quỵ trước tuổi 60 cao hơn so với những người có nhóm máu khác. Ảnh Pexels

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng ngoài nhóm máu, huyết áp cao và hút thuốc lá vẫn là những yếu tố góp phần đáng kể gây ra nguy cơ đột quỵ.

Mọi người được khuyến khích tập trung vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường và huyết áp cao. Những thay đổi lối sống này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và nâng cao sức khỏe tổng thể, theo Times of India.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.