Bệnh nhi mắc bệnh sốt thỏ hiếm gặp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm Y tế TX.Đông Triều (Quảng Ninh) vừa điều trị thành công cho bệnh nhi 3 tuổi mắc bệnh sốt thỏ rất hiếm gặp.

Ngày 31.3, thông tin từ Trung tâm Y tế TX.Đông Triều (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa điều trị thành công cho bệnh nhi 3 tuổi mắc bệnh sốt thỏ kèm tổn thương thận cấp.

Bệnh nhi mắc bệnh sốt thỏ đang dần hồi phục. Ảnh BVCC

Bệnh nhi mắc bệnh sốt thỏ đang dần hồi phục. Ảnh BVCC

Cách đây vài ngày, bệnh nhi M.X.H (3 tuổi, trú tại xã Bình Dương, TX.Đông Triều) nhập viện trong tình trạng sốt không rõ nguyên nhân, co giật do sốt.

Sau thăm khám, bác sĩ xác định đây là ca bệnh nhi có tình trạng nhiễm khuẩn nặng chưa tìm được nguyên nhân gây nhiễm khuẩn. Tại bệnh viện, bệnh nhi được cấy máu, xét nghiệm, sử dụng kháng sinh sớm theo quy trình tiếp cận bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết.

Kết quả sau 2 lần cấy máu, cả 2 mẫu của bệnh nhi này đều dương tính với vi khuẩn Francisella tularensis; bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do Francisella tularensis, tổn thương thận cấp.

Đây là ca bệnh sốt thỏ đầu tiên được phát hiện tại Trung tâm Y tế TX.Đông Triều; cũng là ca bệnh ít được báo cáo do Francisella tularensis phát hiện tại Việt Nam. Sau 10 ngày điều trị, hiện tại sức khỏe của trẻ ổn định, tiến triển tốt, đỡ sốt. Dự kiến trẻ sẽ được ra viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Chu Thị Hằng (Trung tâm Y tế TX.Đông Triều), cho biết sốt thỏ là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp, lây truyền phổ biến nhất là qua sự tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Bệnh này là do vi khuẩn Francisella Tularensis là một loại vi khuẩn gram âm nội bào có độc lực cao có khả năng lây nhiễm mạnh.

Cũng theo bác sĩ Hằng, sinh vật này thường được phân lập từ động vật hoang dã, động vật nuôi trong nhà, thỏ và động vật không xương sống. Căn bệnh này lưu hành ở Bắc Mỹ, một phần châu Âu và châu Á.

Bác sĩ Chu Thị Hằng khuyến cáo, hiện có nhiều dịch bệnh nhi khoa diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sốt thỏ. Đây là bệnh hiếm gặp, thường được chẩn đoán muộn, có nguy cơ biến chứng cao, có thể gây tử vong. Vì vậy người chăm sóc trẻ không nên chủ quan. Khi trẻ ốm hãy cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.