Phấn đấu chỉ số chuyển đổi số trong nhóm 30/63 tỉnh, thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long vừa ký Quyết định số 162/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Gia Lai năm 2023.

Theo đó, về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, UBND tỉnh đề ra một số mục tiêu: tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau (bao gồm cả thiết bị di động) đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng tại cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 90% và cấp xã đạt trên 70%; có 20% cơ quan nhà nước tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu chỉ số chuyển đổi số của tỉnh trong nhóm 30/63 tỉnh, thành phố.

Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Kỹ thuật viên xử lý thông tin hình ảnh qua camera tại Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Về phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5%.

Về phát triển xã hội số, phấn đấu tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đạt 75% hộ gia đình, 100% đơn vị cấp xã; tỷ lệ phủ sóng di động tới thôn, làng, tổ dân phố đạt 100%; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G hoặc 5G; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 65-70%; tỷ lệ các trường học, cơ sở giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí đạt tối thiểu 50%; tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 10%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ người dân ứng dụng định danh điện tử đạt 15-20%.

Về phát triển đô thị thông minh, UBND tỉnh đề ra mục tiêu duy trì, triển khai có hiệu quả Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của TP. Pleiku và cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cũng như cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử và ứng dụng du lịch thông minh; kết nối cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch. Tiếp tục triển khai các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh theo kế hoạch, đề án được duyệt. Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin ngành Y tế nhằm phục vụ tốt hơn các dịch vụ y tế đến người dân.

Về bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), phấn đấu 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ. 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố được tham gia các khóa tập huấn, diễn tập ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng ATTT, xử lý ứng cứu sự cố an toàn mạng. 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng bảo đảm ATTT. Tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo ATTT theo mô hình “4 lớp”; duy trì hệ thống SOC để bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin; kết hợp thuê dịch vụ đánh giá, giám sát ATTT cho các hệ thống thông tin phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.