Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Lập lờ đánh lận con đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều đơn vị sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ghi khống hàm lượng, quảng cáo sai sự thật trên bao bì, đặc biệt có doanh nghiệp còn cho rằng phân bón có thể thay thế chức năng của thuốc BVTV. Cùng với đó, nhiều loại thuốc BVTV được ghi thêm đối tượng phòng trừ nhằm thu hút khách hàng.

Nhiều chiêu thức đánh lừa nông dân

Theo thống kê, trên thị trường Gia Lai hiện có khoảng 200 loại phân bón. Bên cạnh những công ty có uy tín lâu nay luôn đảm bảo đủ hàm lượng như công bố trên bao bì thì một số doanh nghiệp nhỏ sản xuất phân bón đã tìm mọi cách để trục lợi, bất chấp thiệt hại của nông dân.

Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Chư Pưh đã tiến hành kiểm tra và xử phạt hơn 62 triệu đồng đối với một số cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm về nhãn mác hàng hóa. Ông Hoàng Văn Hoan-Phó Trưởng đoàn cho biết: Sản phẩm Siêu phân bón rễ của Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Vật tư Nam Phương (địa chỉ 36/120 Lê Thị Hồng Gấm, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) trên bao bì công bố thành phần có CaCo3 hàm lượng 60%, nhưng thành phần này là đá vôi, cây trồng không thể hấp thụ. Đặc biệt, đơn vị này còn khuyến cáo sản phẩm tăng cường đạm và nấm Trichoderma song trên bao bì không công bố thành phần đạm và tỷ lệ là bao nhiêu. Nhiều nhà khoa học cho rằng nấm Trichoderma không thể tồn tại trong môi trường có vôi.
 

Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh phân bón. Ảnh: L.N
Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh phân bón. Ảnh: L.N

Tương tự là sản phẩm phân bón SH-Super canxi lân của Công ty Sinh hóa Cần Thơ (địa chỉ 2/23 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Đơn vị này công bố thành phần như: CaO: 30%, MgO:1,5%, SiO2: 2,8%, thành phần nguyên liệu Super lân 16% và bổ sung vi sinh vật có ích. Đặc biệt, nhãn hiệu hàng hóa thì ghi là phân bón SH-Super canxi lân, nhưng thành phần dinh dưỡng công bố lại không có lân. 

Sản phẩm phân bón Super lân Philip của Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Sản xuất Thuận Điền Việt Nam (địa chỉ B2/18 quốc lộ 50, ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) nhãn hiệu hàng hóa ghi là Super  lân nhưng thành phần dinh dưỡng công bố không có lân. Cùng với đó, đơn vị này còn ghi thành phần phụ  P2O5 là 16x102ppb nhưng nhìn công thức này các cơ quan chuyên môn đều không tính được hàm lượng thành phần phụ là bao nhiêu.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn “mạnh tay” hơn khi ghi tác dụng của phân bón có thể phòng trừ, hạn chế các loại sâu bệnh trên một số cây trồng. Năm 2015, Đoàn kiểm liên ngành huyện Chư Pưh đã xử phạt sản phẩm phân bón Ong Biển OBi màu đỏ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đại Nam (địa chỉ 57 Ngô Đức Kế, phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vì vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Thế nhưng, năm nay đơn vị này tiếp tục vi phạm khi ghi trên bao bì là: “Sử dụng phân bón OBi Ong Biển này thì không nên hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ các bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên, tuyến trùng”.

 

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và PTNT, mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng 70.000-100.000 tấn thuốc BVTV. Tuy nhiên, lượng thuốc nhập khẩu này chủ yếu dưới dạng nguyên liệu, sau đó về các doanh nghiệp mới pha chế, sang chiết và đóng gói bán ra thị trường. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam chi ít nhất 500 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc.

Vi phạm nhãn mác hàng hóa

Trên thực tế, nhiều sản phẩm khi người dân sử dụng không đem lại hiệu quả như nhà sản xuất quảng bá.

Mới đây, trong vai người mua hàng, chúng tôi đến cửa hàng thuốc BVTV tại huyện Chư Prông để mua một chai thuốc Topol 450EC của Công ty TNHH Hóa chất Quốc tế (có địa chỉ tổ 3, khối 8, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak). Nhân viên bán hàng cho biết loại thuốc này có thể dùng để trị bệnh rệp sáp, rệp vảy, mọt đục cành, sâu đục quả cà phê. Tuy nhiên khi mang chai thuốc này đối chiếu với danh mục thuốc BVTV được sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2016 thì đối tượng phòng trừ mà loại thuốc này đăng ký là rệp sáp hại cà phê.

Tương tự, chúng tôi tìm đến một cửa hàng vật tư nông nghiệp tại huyện Đức Cơ mua chai thuốc Inip 650EC của Công ty cổ phần Hóa chất Nông nghiệp Hà Long (địa chỉ lô 20A, Khu Công nghiệp Thái Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Ngoài bao bì của sản phẩm này ghi đặc trị: rầy, rệp sáp hại cà phê, rệp sáp hại rễ tiêu, mọt đục cành, sâu đục quả. Tiếp tục đối chiếu với danh mục được cấp phép thì sản phẩm này chỉ cho phép sử dụng để trị duy nhất bệnh bọ trĩ hại lúa. Trong trường hợp này, nhà sản xuất đã không ghi đối tượng phòng trừ đăng ký mà ghi thêm 7 đối tượng phòng trừ mới.

 

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc ghi sai đối tượng phòng trừ. Các doanh nghiệp khi sản xuất thuốc BVTV thường nhắm đến đối tượng phòng trừ là một bệnh trên một vùng chuyên canh nhất định, nhưng khi mở rộng thị trường kinh doanh, họ “lách luật” bằng cách ghi tăng đối tượng phòng trừ.

Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

null