Phác họa tháng Giêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là tôi, tình cờ xuyến xao khi một cơn gió len lỏi, ngang qua trong những tán lá hình kim rồi lan dần ra qua tia nắng đầu ngày-ươm ướp vàng óng ánh mùa ngọt tháng Giêng. Tôi bỗng hiện ra ý nghĩ sẽ tự mình phác thảo những đường nét của tháng Giêng. 


Hình dung ngay là ảnh hình của đôi mắt chạm ánh cười, ý nghĩ chạm vào những xanh non, thấy tay mình ướp hương ngọt tháng Giêng. Nét phác họa với hây hây đào phai sắc thắm, nét vàng phai sáng rực trong ánh hoa mai, màu vàng ánh mơ màng của bông vạn thọ… Dẫu những bản vẽ chưa được hoàn chỉnh, tôi cũng bất giác bối rối vì những điều khó gọi thành tên ấy.

Giữa không gian xanh bao la như bất tận, chẳng thấy chân trời, những làn mây như muốn sà xuống ôm lấy con người. Tôi đi trong màn mây bồng bềnh giăng lối. Tôi phác họa nét vẽ đầu tiên của tháng Giêng bằng gam màu xanh thắm của bầu trời với màu vàng của tầng tầng vạt nắng đang rót mật.

Hiện ra trước mắt ngỡ ngàng là những cánh rừng cao su đang màu đổ lá. Vẫn là những hàng cây hun hút, thẳng tắp nhưng màu xanh của lá đã nhường chỗ cho sắc vàng xen lẫn đỏ. Lớp lá vàng trải dày dưới mặt đất, chiếc lá già úa đốt nốt những tàn dư của mình thành màu vàng màu đỏ rực rỡ trên cành, trước khi buông mình thanh thản xuống đất mẹ, hun hút giữa cánh rừng rồi chỉ còn một chấm sáng xa xăm.

Màu xanh khói lam chiều vờn bay trên con đường đất đỏ. Tiếng trở mình của thời gian qua chùm lộc non vươn mình trong nắng. Những thân cây cao su lành lặn, không còn vết cứa mủ vì đã khô két lại, kiêu hãnh tận hưởng tiếng gió xào xạc và ánh nắng đung đưa trong rạng rỡ bình minh.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Tôi phác họa nét thứ hai của tháng Giêng bằng ký ức của bà và tháng ngày của mẹ. Tôi có thể ngồi hàng giờ bên ô cửa sổ nhấm nháp vài miếng bánh in mẹ gõ từ khuôn gỗ in hình hoa mai hay ngắm nhìn hàng vạn thọ mẹ trồng những cây nở muộn hoa sum suê rồi lặng yên nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bên cái dáng nhỏ bé in bóng người trên vách thời gian, tôi trông thấy bà đang ngồi đếm từng tờ tiền được gói ghém cẩn thận trong túi áo. Phía vệt xa, dáng mẹ tảo tần lom khom cắt thêm mớ rau cho con gái mang về phố.

Tháng Giêng đượm hương sắc từ bàn tay mẹ, tháng Giêng ngân ngấn chứa chan tình thương của bà. Mẹ tôi nói vọng ra từ căn bếp, hết Tết nhưng nhà mình vẫn còn hoa xuân đấy con à! Con thấy đó, chậu mai vàng nhà mình những búp cuối mùa bung hoa, nở kiệt, dâng hiến tận cùng cho mùa xuân.

Ngày tháng Giêng này, mỗi bận nắng lên trước hiên nhà, bà hay ngồi bậc thềm rồi ngó lên nhìn trời. Mắt bà tìm kiếm những vệt chấp chới từ xa. Tôi nghĩ, chắc bà đang nhớ ông, nhớ bầy sẻ nâu rít ríu gọi mùa, gọi bạn bay đậu đầy vườn nhà năm nào.

Tôi đã từng ước ao mình có thể chạm nhẹ vào đôi cánh của chúng. Còn hôm nay, có lẽ những con đường với nhà cửa, hàng quán san sát, phố xá đông đúc khiến chúng không thể trở về thăm bà như trước! Nhưng hoài niệm về bầy sẻ nâu cùng tháng Giêng của bà tôi cùng tháng ngày in dài đậm vết đồi mồi trên gương mặt mẹ tôi thì luôn hiện diện đâu đó, quẩn quanh tháng Giêng hoài vọng.

Ký ức tháng Giêng không thể phai phôi về ba là những buổi nắng tháng Giêng như rót mật. Ba tôi rong ruổi trên chiếc xe Cub cà tàng dạo khắp tuyến phố thu nhặt những gốc đào sau mùa Tết. Cây đào khi đem về, ba tôi loại bỏ hết cành nhỏ, chỉ giữ lại thân cây chính rồi tỉ mẩn ngồi quét một lớp nước vôi vào đầu cành; sau đó ươm xuống chỗ đất ẩm giàu dinh dưỡng. Vôi giúp phòng-chống nấm bệnh, sâu bọ hại cây.

Ba còn chỉ dẫn, đối với những cây đào đã qua sử dụng khi đem về phải trồng ngay để nhanh chóng phục hồi đào, tránh cây bị héo. Rồi sớm mai thức giấc, gặp người bạn quý mến, ba liền bứng lên mang tặng. Ba nói, hạnh phúc lớn nhất của cây là được tái sinh, hạnh phúc lớn nhất của ba là được chia sẻ. Bài học về sự nhẫn nại, kiên trì, vượt khó, sẻ chia của ba làm hành trang theo suốt cuộc đời tôi đến tận bây giờ.

Tôi đến với tháng Giêng bằng những phác thảo khó quên. Không phải đến tận bây giờ tôi mới kịp dọn lòng để cảm hoài những nét vẽ được ghép lại bằng ký ức gọn gàng, xếp ngay ngắn như thế. Chỉ là, gom chút lộc non mong bình an mùa mới; góp lòng thành cho đời thơm hoa; thêm nụ cười yêu thương sẽ không bao giờ cạn vơi.

 

 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.