Ông Trump tuyên bố có đột phá điều trị Covid-19: WHO "dội gáo nước lạnh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo thận trọng trong việc sử dụng huyết tương của người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh để chữa trị vì các bằng chứng hiện có cho thấy mức độ hiệu quả "vẫn rất thấp".



Theo RT, phát biểu tại cuộc họp báo hôm 24/8, bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của WHO, cho biết vẫn còn nhiều nghi ngờ xoay quanh phương thức chữa trị bằng huyết tương, mới được Tổng thống Mỹ Donald Trump cấp phép cho sử dụng trong điều trị Covid-19.

"Một số thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra trên khắp thế giới để xem xét việc điều trị bằng huyết tương của người khỏi Covid-19 với các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe. Chỉ một vài trong số này có kết quả tạm thời và kết quả tạm thời cho thấy phương pháp chữa trị này có mức độ hiệu quả thấp", bà Swaminathan nói.

 

 WHO
WHO "dội gáo nước lạnh" sau tuyên bố của ông Trump về phương pháp "đột phá" điều trị Covid-19. Ảnh minh họa: Aljazeera


Không chỉ WHO, một số nhà khoa học trên thế giới cũng lên tiếng cảnh báo về phương pháp "đột phá" mà ông Trump vừa phê duyệt.

Bác sĩ Jason Kindrachuk, phó giáo sư về cơ chế bệnh sinh học liên quan tới virus tại Đại học Manitoba (Canada), cho biết không có đủ dữ liệu để coi phương pháp điều trị huyết tương là "đột phá" với các bệnh nhân Covid-19, theo Sputnik.

"Bạn lấy huyết tương từ một người có tất cả kháng thể và các yếu tố khác nhau giúp họ hồi phục, đánh bại virus SARS-CoV-2 rồi sử dụng cho bệnh nhân chưa chắc có tất cả các yếu tố giúp họ có thể khỏi bệnh. Đó là lý do phương pháp này chưa đủ tin cậy", ông Kindrachuk nói.

Các nhà miễn dịch học Trung Quốc cũng cảnh báo về các hạn chế của phương pháp điều trị huyết tương. Ví dụ như nguồn huyết tương không đáng tin cậy, nồng độ, hoạt tính khác nhau của các kháng thể trong huyết tương, và các rủi ro an toàn khác. Vì vậy, liệu pháp điều trị Covid-19 bằng huyết tương chỉ được coi là phương pháp điều trị tạm thời ở Trung Quốc khi không có vaccine và thuốc đặc trị Covid-19.

Hôm 23/8, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), đã cấp phép khẩn cấp cho việc sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị Covid-19. FDA mô tả đây là phương pháp điều trị "đầy hứa hẹn", khi lợi ích nó đem lại lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ nó gây ra.

Tổng thống Trump chấp thuận và khen ngợi quyết định này của FDA. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng còn nói rằng việc sử dụng huyết tương để điều trị vô cùng "an toàn".

"Quyết định của FDA cho thấy phương pháp điều trị bằng huyết tương là an toàn và hiệu quả", ông Trump tuyên bố.

Theo  Nguyễn Thái -(Dân Việt, RT, Sputnik)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Lần đầu tiên ở Phần Lan, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Nano thuộc Đại học Jyväskylä (Phần Lan) đã cô lập được một chủng virus khổng lồ và đặt tên là Jyvaskylavirus.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.