COVID-19 ngày 24-8: Thế giới 812.054 người chết, cựu thủ tướng Ukraine nhiễm bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê của trang https://www.worldometers.info/ , đến 6 giờ ngày 24-8, thế giới có hơn 23,5 triệu người dương tính xác nhận với virus corona, 812.054 trường hợp tử vong và hơn 16 triệu người hồi phục.

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH


Cựu thủ tướng Ukraine nhiễm COVID-19

Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko là chính trị gia cấp cao mới nhất có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Truyền thông Ukraine ngày 23-8 dẫn lời người phát ngôn Đảng Fatherland của bà Tymoshenko cho biết: "Tình trạng của bà khá nghiêm trọng. Nhiệt độ cơ thể có lúc đã lên tới 39 độ C".

Bà Tymoshenko từng là thủ tướng Ukraine 2 lần trong giai đoạn từ 2005-2010.

Mỹ cho phép sử dụng phương pháp huyết tương

Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới với hơn 5,8 triệu người nhiễm và 180.564 trường hợp tử vong.

Theo Hãng tin Reuters, ngày 23-8, giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo rằng Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã cho phép sử dụng huyết tương từ những người đã nhiễm COVID-19 và hồi phục để sử dụng khẩn cấp cho những bệnh nhân mới.

Ông Trump coi đây là "một bước đột phá lịch sử" trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vừa diễn ra và tin rằng nó sẽ "mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận với phương pháp điều trị này".

Stephen Hahn, ủy viên của FDA, Ashish Jha, giám đốc Viện Y tế toàn cầu Harvard, cũng ủng hộ phương pháp này và cho rằng những dữ liệu hứa hẹn ban đầu chỉ huyết tương của những người đã khỏi bệnh có hiệu quả dù chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học.

Anh kêu gọi mở cửa lại trường học

 

Các bằng chứng cho thấy thiếu học hành sẽ làm tăng bất bình đẳng, giảm các cơ hội và làm trầm trọng thêm các vấn đề tinh thần lẫn thể chất - Ảnh: REUTERS
Các bằng chứng cho thấy thiếu học hành sẽ làm tăng bất bình đẳng, giảm các cơ hội và làm trầm trọng thêm các vấn đề tinh thần lẫn thể chất - Ảnh: REUTERS


Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 23-8 kêu gọi việc đưa trẻ em trở lại lớp học trong tuần tới là "quan trọng sống còn". Phát biểu của ông được đưa ra sau khi nhóm các cố vấn y tế quốc gia hàng đầu đã đưa ra một tuyên bố chung cho rằng trẻ em cần trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, nhấn mạnh việc bỏ lỡ giáo dục còn gây ra những mối đe dọa lớn hơn dịch bệnh COVID-19.

Các chuyên gia nhận định có rất ít trẻ em hay thanh thiếu niên sẽ chịu tác động lâu dài từ COVID-19 chỉ vì đến trường. Nhưng ngược lại, các bằng chứng cho thấy thiếu học hành sẽ làm tăng bất bình đẳng, giảm các cơ hội và làm trầm trọng thêm các vấn đề tinh thần lẫn thể chất.

Các trường học ở Anh đóng cửa từ tháng 3 và mở cửa lại vào tháng 6 nhưng chỉ cho một số ít học sinh.

 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH


Đức: Tổ chức hòa nhạc để nghiên cứu đường lây COVID-19 trong nhà

Đại học Halle, Đức đã tổ chức một loạt buổi biểu diễn ca nhạc với mục đích thí nghiệm với 2.000 tình nguyện viên để kiểm tra về sự lây lan của virus.

Tim Bendzko, một ca nhạc sĩ nổi tiếng ở Đức, đã đồng ý tiến hành 3 buổi trình diễn trong ngày ở thành phố Leipzip, miền Đông nước này. Khán giả tham dự là các tình nguyện viên trẻ tuổi, sức khỏe tốt. Khi đến nhà hát, họ được kiểm tra thân nhiệt và tất cả đều được đeo khẩu trang bảo hộ y tế tiêu chuẩn cao FFP2 cùng một thiết bị điện tử để truy dấu di chuyển trong không gian này.

Sử dụng các hóa chất sát khuẩn huỳnh quang, các nhà nghiên cứu sẽ có thể thấy được những bề mặt mà khán giả tiếp xúc nhiều nhất và thậm chí có thể theo dõi giọt bắn nhỏ mà khán giả thở ra. Mục đích cuối cùng của thí nghiệm này là nhằm xác định liệu các buổi biểu diễn âm nhạc cũng như các sự kiện lớn có thể được tổ chức lại mà vẫn có thể tránh được những nguy cơ lây lan dịch bệnh hay không.

Theo HỒNG VÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).