WHO cảnh báo bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 10.000 ca tử vong/ngày ở châu Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 15-5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 40% số ca tử vong ở châu Âu. Cụ thể, WHO cho hay có tới 10.000 ca tử vong/ngày do bệnh tim mạch ở châu Âu, hay 4 triệu ca tử vong/năm, TNO cho biết.

Bên cạnh đó, WHO kêu gọi người châu Âu giảm lượng muối tiêu thụ. “Việc thực hiện các chính sách có mục tiêu nhằm giảm lượng muối ăn vào 25% có thể cứu sống khoảng 900.000 người khỏi các bệnh tim mạch vào năm 2030”-Tiến sĩ Hans Kluge-Giám đốc chi nhánh châu Âu của WHO nhấn mạnh.

Ở châu Âu, cứ 3 người trưởng thành trong độ tuổi 30-79 thì có 1 người bị tăng huyết áp, nguyên nhân thường là do ăn nhiều muối. Có tới 51 trong số 53 quốc gia ở khu vực châu Âu có lượng muối tiêu thụ trung bình hàng ngày cao hơn mức tối đa được khuyến nghị của WHO là 5 gram, hoặc 1 muỗng cà phê, phần lớn là do thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhẹ.

WHO cảnh báo ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Ảnh: salmarim

WHO cảnh báo ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Ảnh: salmarim

Theo chinhphu.vn, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, cao hơn số tử vong do ung thư. Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây bệnh tim mạch hiện nay bao gồm cả nguy cơ truyền thống và nguy cơ mới xuất hiện.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hàng năm (khoảng 115.000 người).

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.