Ngộ độc nguy kịch phải nhập viện cấp cứu vì ăn so biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông H.V.C. (SN 1963, trú tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) sau khi ăn so biển có triệu chứng cứng hàm, tê môi, tê lưỡi, bồn chồn, khó thở, khó nói, vận động khó khăn nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) thông tin, các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận cấp cứu cho ông H.V.C. (SN 1963, trú tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị ngộ độc nguy kịch do ăn so biển.

Người đàn ông suýt chết vì ăn con so biển

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và xác định nguyên nhân ngộ độc do ăn so biển, các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử trí cấp cứu thải độc theo phác đồ, gồm giảm tiết, rửa dạ dày, cân bằng dịch điện giải. Sau 24 giờ điều trị tích cực, các triệu chứng ngộ độc dần thuyên giảm.

Do so biển có hình dạng rất giống sam biển nên nhiều người dễ nhầm lẫn. Người dân tuyệt đối không được ăn so biển, kể cả trứng và thịt của loài này. So biển có độc tố Tetrodotoxin. Hiện nay, không có thuốc giải đặc hiệu với độc tố này.

Phân biệt sam và so biển

Phân biệt sam và so biển

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh-Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Bãi Cháy) cho biết, so biển chứa độc tố Tetrodotoxin cực mạnh, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ cao hơn. Tetrodotoxin có độc tính rất mạnh và bền vững với nhiệt. Chỉ với liều lượng nhỏ, Tetrodotoxin có thể gây tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt cơ vận động và cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).