Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

Cụ thể, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết họ sẽ sửa đổi quy định thực thi Đạo luật Dịch vụ Y tế, bổ sung “hỗ trợ y tế” vào danh sách các nhiệm vụ mà người có giấy phép y tế nước ngoài có thể thực hiện để giải quyết tình trạng thiếu nhân viên trong trường hợp thảm họa y tế xảy ra, gây tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của cộng đồng. Theo đạo luật sửa đổi, những người có giấy phép y tế từ nước ngoài sẽ được phép cung cấp dịch vụ y tế sau khi được Bộ trưởng Y tế chấp thuận.

Được biết, việc sửa đổi quy định này được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang đối mặt với tình trạng gián đoạn dịch vụ y tế nghiêm trọng do các bác sĩ thực tập đình công kéo dài để phản đối kế hoạch của Chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Y thêm 2.000 sinh viên bắt đầu từ năm 2025.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Đến nay, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập tại Hàn Quốc đã nghỉ việc và nhiều giáo sư y khoa vốn là các bác sĩ cấp cao tại các bệnh viện cũng đã xin từ chức để ủng hộ các bác sĩ thực tập, đồng thời kêu gọi Chính phủ tìm ra giải pháp.

Tại một diễn biến khác, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã cảnh báo phạt hành chính Trường Đại học Quốc gia Pusan (PNU), trong đó có thể đình chỉ việc tuyển sinh, ngay sau khi trường này quyết định tạm dừng kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh của Chính phủ.

Theo đó, số sinh viên tuyển sinh của PNU sẽ tăng từ 125 lên 200 sinh viên, nhưng trường dự định chỉ tuyển sinh khoảng 50% chỉ tiêu được phân bổ thêm, tức là tuyển 163 sinh viên mới cho năm học sau.

Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 7-5, Hội đồng học thuật PNU đã bác bỏ dự định này của trường, cho rằng cần có đủ thời gian để thảo luận về bất kỳ đợt tăng chỉ tiêu tuyển sinh nào của trường y. Hiện PNU là trường đầu tiên trong số 32 trường y đưa ra quyết định như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.