Vắc xin phòng sốt xuất huyết được đưa vào chương trình tiêm chủng dịch vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phê duyệt lưu hành 3 loại vắc xin Shingrix ngừa zona thần kinh, Qdenga phòng sốt xuất huyết, Pneumovax 23 ngăn phế cầu khuẩn. Trong đó, vắc xin phòng sốt xuất huyết có ý nghĩa quan trọng, nhận được sự quan tâm của người dân.

Vắc xin Qdenga phòng sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda sản xuất có hiệu lực bảo vệ hơn 80% chống lại cả 4 nhóm huyết thanh virus sốt xuất huyết, dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam từ trước tới nay, với chỉ định cho các đối tượng trong độ tuổi trên, không phân biệt người đã từng hoặc chưa mắc bệnh bao giờ, tức là không cần phải xét nghiệm trước khi tiêm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong vòng 50 năm qua. Ước tính hàng năm có khoảng 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 100 quốc gia có dịch bệnh lưu hành. Gánh nặng kinh tế toàn cầu do sốt xuất huyết gây ra ước tính rơi vào khoảng 8,9 tỷ USD hàng năm. Trong đó, 40% thiệt hại kinh tế gây ra bởi năng suất lao động bị ảnh hưởng, khi người bệnh phải nghỉ làm hay nhập viện điều trị.

Việt Nam có hàng trăm ngàn ca nhiễm và hàng chục ca tử vong do mắc sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn mỗi năm, tuy nhiên nhiều năm qua chưa có vắc xin phòng ngừa, các biện pháp kiểm soát nguồn lây như tiêu diệt muỗi trung gian truyền bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong. Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước cũng ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. Việt Nam lưu hành cả 4 týp virus Dengue, tuy vậy trong năm 2023 týp D2 chiếm 88%; năm 2024 týp D2 chiếm 70%. Phân bố theo thời gian trong năm cho thấy, trường hợp mắc sốt xuất huyết thường tăng cao từ tuần 26 đến tuần 47 (từ tháng 7 đến tháng 11).

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

(GLO)- Thời gian qua, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.