Ông Trump ám chỉ không muốn tham gia tranh luận lần 2 với bà Harris

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngay sau khi kết thúc cuộc tranh luận ngày 10/9, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi một cuộc tranh luận thứ 2 với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, cựu tổng thống Mỹ tỏ ý không muốn như vậy.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris tại cuộc tranh luận trực tiếp ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania tối 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris tại cuộc tranh luận trực tiếp ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania tối 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo tờ New York Times, phát biểu trước phóng viên tại phòng họp báo sau trận tranh luận đầu tiên với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Harris và trên đài Fox News sáng hôm sau, ông Trump nói rằng mình không chắc có muốn tham gia cuộc tranh luận thứ 2 hay không.

“Tôi không biết liệu tôi có muốn tham gia một cuộc tranh luận khác hay không”, ông Trump nói thêm rằng việc bà Harris muốn một cuộc tranh luận nữa vì bà cảm thấy đã “thua cuộc” trong ngày 10/9.

Trước đây, trong quá trình đàm phán tổ chức cuộc tranh luận vào hôm thứ Ba do đài ABC tổ chức, cựu Tổng thống Trump đã đặc biệt kêu gọi một cuộc tranh luận trên Fox News, thậm chí có thời điểm ông còn muốn cuộc tranh luận này thay thế cuộc tranh luận của đài ABC với cáo buộc đài ABC “thiên vị”.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn ngày 11/9, ông Trump tỏ ý do dự tham gia một cuộc tranh luận thứ hai ngay cả khi Fox News là bên đứng ra tổ chức.

Ngoài đề xuất một cuộc tranh luận vào tháng 10 của đài Fox News, hai chiến dịch tranh cử của hai ứng viên cũng đang cân nhắc về một đề xuất tranh luận khác do đài NBC tổ chức trong tháng 9.

Cho đến hiện tại, chỉ duy nhất một cuộc tranh luận được xác nhận diễn ra trong tháng 10 là giữa hai ứng viên tranh cử phó tổng thống, Thống đốc bang Minnesota Tim Walz và Thượng nghị sĩ bang Ohio JD Vance. Cuộc tranh luận sẽ được tổ chức vào ngày 1/10.

Trước đó, vào tối 10/9 (theo giờ Bờ Đông nước Mỹ), bà Harris và ông Trump đã có cuộc tranh luận hấp dẫn và “cân tài cân sức” tại thành phố Philadelphia, trong đó tâm điểm thu hút sự quan tâm của hàng triệu khán giả truyền hình là một loạt vấn đề liên quan tới đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại.

Theo giới quan sát và dư luận báo chí tại Mỹ, đây là một cuộc tranh luận hấp dẫn giữa hai ứng cử viên tổng thống và có thể sẽ trở thành một bước ngoặt của chặng nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc, chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ và cá nhân bà Kamala Harris đã nhận tin vui khi ca sĩ lừng danh Taylor Swift, người có hàng triệu khán giả hâm mộ tại Mỹ, tuyên bố ủng hộ bà Harris trở thành tổng thống tiếp theo.

Theo Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo NYT)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".