Hậu tranh luận, cuộc đua Nhà Trắng vẫn sít sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai ứng viên tổng thống Mỹ hôm 10-9 có cuộc tranh luận đầu tiên khi chỉ còn 8 tuần nữa là bầu cử diễn ra, mang lại cả cơ hội và rủi ro cho họ trước hàng chục triệu cử tri theo dõi qua truyền hình.

Diễn ra tại Trung tâm Hiến pháp quốc gia ở TP Philadelphia, bang Pennsylvania, cuộc tranh luận khởi đầu với cái bắt tay bất ngờ giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, hai đối thủ chưa từng gặp nhau. Đây cũng là cái bắt tay đầu tiên trong một cuộc tranh luận tổng thống kể từ năm 2016.

Trong suốt 90 phút tranh luận sau đó, hai ứng viên đã "đấu khẩu" về một loạt vấn đề nóng như nhập cư, chính sách đối ngoại và chăm sóc sức khỏe nhưng lại không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể về chính sách.

Theo Reuters, bà Harris, 59 tuổi, đã đẩy ông Trump, 78 tuổi, vào thế phòng thủ khi công kích đối phương một loạt vấn đề, từ các rắc rối pháp lý, năng lực lãnh đạo cho đến lập trường hạn chế phá thai.

Hai ứng viên tổng thống Donald Trump (trái) và Kamala Harris bắt tay trước khi bước vào cuộc tranh luận tại TP Philadelphia, bang Pennsylvania - Mỹ hôm 10-9. Ảnh: Reuters

Hai ứng viên tổng thống Donald Trump (trái) và Kamala Harris bắt tay trước khi bước vào cuộc tranh luận tại TP Philadelphia, bang Pennsylvania - Mỹ hôm 10-9. Ảnh: Reuters

Một loạt cuộc tấn công sắc bén của bà Harris, ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ, dường như khiến đối phương mất bình tĩnh và đáp trả bằng một loạt thông tin sai lệch. Cách tiếp cận mạnh mẽ của bà Harris đã thành công khi đưa sự chú ý về phía ông Trump.

Một số đồng minh của ông Trump thừa nhận ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa này đã bỏ lỡ cơ hội để tập trung chỉ trích chính phủ của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Harris về vấn đề kinh tế và nhập cư.

Cuộc tranh luận trên đặc biệt quan trọng đối với bà Harris, nhất là khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn 25% cử tri tiềm năng cảm thấy họ chưa biết đủ về bà. Ứng viên này chỉ mới tham gia cuộc đua vào 7 tuần trước sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui.

Phát biểu sau cuộc tranh luận, bà Harris thừa nhận "vẫn yếu thế trong cuộc đua và còn nhiều việc phải làm". Trong khi đó, ông Trump tự tin gọi đây là cuộc tranh luận tốt nhất từ trước đến giờ của mình.

Giới phân tích nhận định bà Harris đã thể hiện mạnh mẽ hơn ông Trump trong cuộc tranh luận đầu tiên nhưng cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới vẫn rất sít sao.

Ông Timothy J Lynch, chuyên gia của ĐH Melbourne (Úc), nhận định với đài Channel NewsAsia rằng bà Harris đã thắng cuộc tranh luận, giúp vị thế được nâng cao nhưng điều này không bảo đảm bà sẽ thắng cử. Ở chiều ngược lại, theo ông Lynch, ứng viên Trump không bị đánh bại hoàn toàn và vị thế của ông cũng không bị giảm sút.

Một số chuyên gia nhận định thêm rằng cuộc tranh luận dự kiến có ít tác động đến cuộc đua. Hai ứng viên vẫn duy trì được sự ủng hộ từ người trung thành và sẽ cạnh tranh quyết liệt để thu hút cử tri độc lập trong thời gian còn lại của chiến dịch tranh cử.

Thông qua màn trình diễn tại cuộc tranh luận, giới quan sát nhận định bà Harris đã làm tốt hơn trong việc thu hút cử tri còn do dự. Dù vậy, ông Lynch lưu ý rằng từ giờ cho đến khi bầu cử diễn ra, nhiều chuyện vẫn có thể xảy ra trong chính trường Mỹ.

Theo Hoàng Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null