Nuốt mật lợn còn sống ngừa đau bụng sau sinh, sản phụ phải nhập viện cấp cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một sản phụ ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu do nuốt mật lợn để ngừa đau bụng sau khi sinh.
  1. Một sản phụ ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu do nuốt mật lợn để ngừa đau bụng sau khi sinh.

Ngày 7.3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa H.Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết các bác sĩ của bệnh viện này vừa cứu sống một sản phụ bị hóc mật lợn.

Trước đó, bệnh viện này tiếp nhận một sản phụ mới sinh con được 2 tuần (ngụ xã Nghi Ân, TP.Vinh, Nghệ An), nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Người nhà sản phụ này cho biết sau khi sinh con, được một số người mách bảo để ngừa chứng đau bụng sau sinh và tốt cho đường tiêu hóa thì nên nuốt mật lợn còn tươi sống, nên người nhà đã đi xin một túi mật lợn còn tươi về để sản phụ này nuốt.

Sau khi nuốt túi mật lợn, sản phụ xuất hiện các triệu chứng nôn khan, khó thở, nuốt nghẹn, kích thích liên tục, đau tức vùng ngực, không ăn uống được.

Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ thăm khám hội chẩn, ê kíp nội soi tiêu hóa, phát hiện một dị vật nằm trong đường thực quản đoạn 1/3 trên thực quản của bệnh nhân.

Bác sĩ Chu Đức Quỳnh, Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc), cho biết do dị vật nằm gần ngã ba đường thở nên bệnh nhân bị kích thích mạnh, thao tác đặt ống soi và các dụng cụ rất khó bởi không gian hẹp, quá trình nội soi khó khăn. Các bác sĩ đã tiến hành gắp ra một túi mật lợn tươi, kích thước khoảng 3x4 cm.

Các bác sĩ cũng cho biết rất may cho bệnh nhân khi dị vật đã xuống thực quản, nếu còn nằm ở đường thở thì nguy cơ tử vong rất cao vì bị tắc đường thở.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại mật động vật vì các túi mật này đều có chất độc.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.