Nước Mỹ hậu bầu cử - Kỳ cuối: 'Mối đe dọa chiến lược' Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong đối thoại chiến lược Mỹ - Trung năm 2009, tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng: 'Chúng ta không thể dự đoán chắc chắn tương lai sẽ như thế nào, nhưng chúng ta biết điều này: Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ định hình thế kỷ 21'.

Tàu USS Gabrielle Giffords di chuyển gần tàu khoan thăm dò West Capella của Malaysia ngày 12-5-2020, sau khi có thông tin nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc hiện diện tại EEZ của Malaysia, gần khu vực Capella hoạt động - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Tàu USS Gabrielle Giffords di chuyển gần tàu khoan thăm dò West Capella của Malaysia ngày 12-5-2020, sau khi có thông tin nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc hiện diện tại EEZ của Malaysia, gần khu vực Capella hoạt động - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Có lẽ Trung Quốc là quốc gia bên ngoài biên giới nước Mỹ quan tâm nhất ai sẽ là tổng thống tiếp theo của xứ cờ hoa sau cuộc bầu cử ngày 3-11 vừa qua.
Mối quan hệ Mỹ - Trung không hoàn toàn yên ả kể từ Chiến tranh lạnh đến nay. Nó chuyển từ đối đầu sang bình thường hóa mối quan hệ, cạnh tranh xen lẫn hợp tác, và chuyển sang căng thẳng dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Không thể phủ định "di sản" Trump
Sự giằng co sít sao ở nhiều tiểu bang chiến địa, cũng như khẩu chiến về khâu kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua cho thấy một nước Mỹ ngày càng chia rẽ và phân cực không chỉ ở tầng lớp chính trị tinh hoa mà ở cả tầng lớp cử tri.
Nhưng chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc trở thành một trong những chính sách ít ỏi được sự ủng hộ của lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ).
Trong hơn 2 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump được các quốc gia và lãnh thổ ở châu Á - Thái Bình Dương hoan nghênh từ Nhật Bản, Ấn Độ cho đến Đài Loan, Philippines vì đã đưa ra nhiều chính sách mang tính đối kháng với Trung Quốc.
Từ tăng số lượng tuần tra tự do hàng hải và tập trận ở khu vực Biển Đông, đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách bị cấm làm ăn với Mỹ, bắt các nhà khoa học bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc, cũng như trừng phạt các cá nhân và thực thể Trung Quốc vì đã thông qua luật an ninh đối với Hong Kong.
Chính sự khó đoán, ngôn ngữ "đao to búa lớn", cũng như cách tiếp cận mang tính mạnh bạo trong lĩnh vực an ninh quốc tế của ông Trump đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump không được hoan nghênh tới mức như vậy.
Vấn đề hiện nay chính là tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ có cách tiếp cận mới như thế nào đối với Trung Quốc. Dù nhiều khả năng ông Biden đắc cử tổng thống trong nhiệm kỳ tới, cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ thương mại, công nghệ cho đến vai trò lãnh đạo thế giới sẽ tiếp tục kéo dài và có chiều hướng căng thẳng.
Do đó, thật sai lầm nếu xem chính sách đối ngoại của ông Biden đối với Trung Quốc là sự phủ định hoàn toàn chính sách của ông Trump.
Lý do chính là sự dịch chuyển của địa chính trị. Các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ như Anh, Pháp, Úc, Nhật và Ấn Độ đã không còn coi Trung Quốc như là một đối tác thuần túy, mà đã có những chính sách mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong thời gian qua.
Điển hình là từ việc yêu cầu điều tra độc lập nguồn gốc virus corona, ngăn chặn Công ty Huawei của Trung Quốc cung cấp thiết bị viễn thông cho mạng 5G, cho đến phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, cũng như căng thẳng xung đột gây chết người ở biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Do đó, ông Biden hay ông Trump không thể phớt lờ những thay đổi chuyển dịch sức mạnh từ các quốc gia trong các mạng lưới và sáng kiến của mình. Mỹ không thể một mình duy trì sự đối kháng với Trung Quốc trong một thời gian dài.

Phó tổng thống Joe Biden (thứ hai từ trái sang) gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ phải sang) ở Đô Giang Yển năm 2011 - Ảnh: AFP
Phó tổng thống Joe Biden (thứ hai từ trái sang) gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ phải sang) ở Đô Giang Yển năm 2011 - Ảnh: AFP
Chính sách sẽ không đổi
Khi nhìn vào bức tranh rộng hơn, ông Trump không phải lúc nào cũng cho Trung Quốc thấy rằng Mỹ có thể ép buộc đối thủ và đưa ra luật chơi mới như thế nào.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump nhìn có vẻ cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng lại yếu hơn trên chính trường quốc tế, như rút khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ra lệnh rút quân khỏi Syria vào tháng 10-2019, rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thậm chí dọa rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới vì cho rằng tổ chức này bị Trung Quốc lũng đoạn.
Các tổ chức đa phương không phải là niềm yêu thích của ông Trump và không có gì nghi ngờ ông sẽ tiếp tục như vậy nếu được tái cử. Trong khi đó, ông Biden hứa sẽ giúp Mỹ quay lại vai trò lãnh đạo thế giới trong các tổ chức đa phương và thúc đẩy sự liên kết với các quốc gia đồng minh trong nhiều lĩnh vực để kiềm chế Trung Quốc.
Nhiều khả năng chính quyền của ông Biden sẽ nhẹ nhàng trong các ngôn từ đối với Trung Quốc nhưng luôn cảnh giác về một Trung Quốc đang trỗi dậy phá vỡ trật tự quốc tế.
Sự khác nhau giữa chính quyền Obama-Biden trước đây vốn được đánh giá là khá mềm yếu và chính quyền Trump-Pence vốn được coi là cứng rắn trong cách đối xử với Trung Quốc đã được nhấn mạnh quá nhiều trong thời gian qua, nhưng nhiều người đã bỏ qua sự tương đồng trong chính sách của hai chính quyền này.
Chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của ông Trump chẳng qua là sự tiếp nối của chính sách xoay trục và tái cân bằng dưới thời ông Obama. Ngoài ra, cấu trúc chính trị với cơ chế cân bằng và kiềm chế với các nhánh hành pháp và lập pháp ở Mỹ đều có thể tác động lên chính sách đối ngoại.
Chính vì vậy, quá tập trung vào nhánh hành pháp, nhấn mạnh vào sự khác nhau giữa ông Trump và ông Biden mà bỏ qua sự thống nhất của lưỡng đảng trong việc định hình chính sách đối ngoại với Trung Quốc là một thiếu sót lớn.
Quốc hội Mỹ đã giữ một vai trò quan trọng trong chính sách đối với Trung Quốc trong các thập kỷ qua với quyền lực "tay hòm chìa khóa" và điều khiển chính sách thương mại với nước ngoài.
Trong hai năm 2018, 2019, Quốc hội Mỹ thông qua hai đạo luật quan trọng tác động lớn tới quan hệ song phương Mỹ - Trung là đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á (ARIA) kêu gọi một chính sách "bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ và của các đồng minh cùng những đối tác của Mỹ", và đạo luật ủy quyền quốc phòng quốc gia John S. McCain cho năm tài chính 2019 nhằm cập nhật các quy tắc liên quan đến việc xét duyệt đầu tư và xuất khẩu công nghệ nhạy cảm.
Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong đạo luật này nhưng mọi người đều ngầm hiểu mục tiêu chính của đạo luật này nhắm vào Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ Quốc hội Mỹ, chỉ từ tháng 1-2019 cho đến tháng 8-2020, Quốc hội Mỹ đã đưa ra tới 366 dự luật có nội dung liên quan tới Trung Quốc từ các chủ đề khác nhau như an ninh chuỗi cung ứng, an ninh quốc gia và quốc phòng, nhân quyền và dân, COVID-19, thương mại, đầu tư và nhập cư.
Khi chúng ta nhìn vào số lượng lớn các đạo luật liên quan đến Trung Quốc được thông qua gần đây, dù tổng thống sắp tới là ông Trump hay ông Biden, cũng khó có một chính sách khác hơn đối với Trung Quốc với một cơ cấu lưỡng đảng ở Quốc hội hầu như không có thay đổi sau cuộc bầu cử.

Trung Quốc nói gì về bầu cử Mỹ?

Dù xem bầu cử là chuyện nội bộ của nước Mỹ, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành hôm 5-11 cho biết Bắc Kinh hi vọng tổng thống và chính quyền mới của Mỹ sẽ hợp tác với Bắc Kinh và tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, theo trang tin chính thống ECNS của Trung Quốc.

"Chúng tôi hi vọng phía Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc dựa trên các nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi" - ông Lạc nói, khi được hỏi về cuộc bầu cử Mỹ đang diễn ra. (ANH THƯ)

Theo TTO

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.