Nước khét tiếng ăn thịt chó chính thức thông qua Luật cấm nuôi chó giết thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- TTXVN tại Seoul cho biết ngày 7/8 Hàn Quốc chính thức thông qua luật cấm nuôi chó để giết thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó.
Chó bị nhốt tại một cửa hàng thịt chó ở Seongnam, Hàn Quốc năm 2001 Ảnh: Reuters

Chó bị nhốt tại một cửa hàng thịt chó ở Seongnam, Hàn Quốc năm 2001 Ảnh: Reuters

Dự luật cấm tiêu thụ thịt chó đã được Quốc hội thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng vào tháng 1 năm nay.

Thực thi luật, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch triển khai các gói hỗ trợ những người hoạt động trong lĩnh vực liên quan, gồm các trang trại nuôi chó lấy thịt và các nhà hàng bán thịt chó. Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), 5.625 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi luật này đủ điều kiện được nhà nước hỗ trợ.

Theo văn bản thực thi luật được ban hành ngày 7/8, MAFRA bồi thường số tiền tương đương giá trị tài sản liên quan các trang trại nuôi chó hoặc lò giết mổ. Chi phí phá dỡ cơ sở cũng được tính đến, sớm nhất là vào cuối tháng này.

Với các nhà phân phối sản phẩm thịt chó hoặc chủ nhà hàng, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) sẽ bồi thường chi phí đóng cửa nếu được chính phủ chấp thuận.

Những người chăn nuôi chó muốn chuyển đổi hoạt động kinh doanh có thể tìm kiếm nguồn tài trợ của nhà nước để cải tạo cơ sở kinh doanh, cũng như các dịch vụ do nhà nước tài trợ, tư vấn và đào tạo.

Theo luật, một ủy ban chuyên trách chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó sẽ được thành lập, thành viên tối đa 25 người, bao gồm các đại diện chính phủ, người chăn nuôi chó, những người ủng hộ quyền động vật và các chuyên gia.

Vào tháng 2/2027, sau thời gian ân hạn 2 năm rưỡi, khi có hiệu lực, người giết chó để lấy thịt phải đối mặt với án tù lên tới 3 năm hoặc khoản tiền phạt 30 triệu won (21.800 USD), trong khi người nuôi chó để lấy thịt hoặc bán thịt chó bị phạt tới 2 năm tù hoặc bị phạt 20 triệu won.

Tháng 3 vừa qua, Hiệp hội Chó ăn được Hàn Quốc, đại diện cho những người nuôi khoảng 1,5 triệu con chó, đã nộp đơn khiếu nại lên chính phủ, cho rằng lệnh cấm vi phạm quyền tự do chọn nghề nghiệp và quyền tự do lựa chọn thực phẩm.

Hiệp hội cũng đã yêu cầu Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc xem xét các cáo buộc lạm quyền làm ảnh hưởng đến sinh kế của người nuôi chó lấy thịt.

Thịt chó là món khoái khẩu ở Hàn Quốc, tương tự nhiều nước, trong đó có Việt Nam, cho rằng thịt chó nhiều dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe con người.

Khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức vào tháng 5/2022, đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee nuôi tám con chó và năm con mèo trong nhà, đã liên tục bày tỏ cam kết chấm dứt việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null