Hàn Quốc cấm tiêu thụ thịt chó kể từ ngày 7-8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo báo Korea Herald, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó hoặc các loại thực phẩm có thành phần thịt chó đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc kể từ ngày 7-8.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), kể từ ngày 7-8, luật cấm nuôi chó để giết mổ lấy thịt cũng như phân phối và bán thịt chó có hiệu lực, có tổng cộng 5.625 doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Do đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm các trang trại nuôi chó lấy thịt và các nhà hàng bán thịt chó đủ điều kiện.

Những chú chó tại một trang trại ở Hwaseong, Hàn Quốc. Nguồn: Reuters

Những chú chó tại một trang trại ở Hwaseong, Hàn Quốc. Nguồn: Reuters

Đối với các nhà phân phối sản phẩm thịt chó hoặc chủ nhà hàng, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) sẽ bồi thường chi phí đóng cửa nếu được chính phủ chấp thuận.

Những người chăn nuôi chó muốn chuyển đổi hoạt động kinh doanh có thể tìm kiếm nguồn tài trợ của nhà nước để cải tạo cơ sở kinh doanh, cũng như các dịch vụ do nhà nước tài trợ, tư vấn và đào tạo.

Cũng theo luật này, kể từ tháng 2-2027, khi luật có hiệu lực đầy đủ những người vi phạm quy định giết chó để lấy thịt sẽ phải đối mặt với mức án tù lên tới 3 năm hoặc khoản tiền phạt 30 triệu won (21.800 USD), trong khi những người nuôi chó để lấy thịt hoặc bán thịt chó có thể bị phạt tới 2 năm tù hoặc bị phạt 20 triệu won (14.500 USD).

Hàn Quốc cũng sẽ thành lập ủy ban chuyên trách chấm dứt việc tiêu thụ thịt chó. Ủy ban do Thứ trưởng MAFRA Park Beom Su đứng đầu, tối đa 25 thành viên, bao gồm các đại diện chính phủ, người chăn nuôi chó, những người ủng hộ quyền động vật và các chuyên gia.

Việc ăn thịt chó ở Hàn Quốc đã có từ lâu đời, với niềm tin rằng thịt chó giúp con người phục hồi sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null