Nữ sinh TPHCM ẵm vòng nguyệt quế Olympia số đầu tiên năm Thìn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trận thi tuần 1 tháng 2, quý II Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 (phát sóng ngày 11/2) là số phát sóng đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024. Nữ sinh Nguyễn Ngọc Như Thảo (PT Năng khiếu, ĐHQG - HCM) đã giành chiến thắng, trở thành chủ nhân vòng nguyệt quế đầu tiên năm mới Giáp Thìn 2024.

Trận đấu với bốn nhà leo núi: Phạm Xuân Trường (THPT Tống Văn Trân, Nam Định), Dương Hồng Bảo Khánh (THPT Chu Văn An, Lâm Đồng), Nguyễn Ngọc Như Thảo (PT Năng khiếu, ĐHQG - HCM, TP. Hồ Chí Minh) và Ngụy Thùy Trang (THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh).

Phần thi Khởi động, sau lượt thi riêng và chung, Xuân Trường và Bảo Khánh cùng tạo được ưu thế 60 điểm, Như Thảo 55 điểm và Thùy Trang 10 điểm.

Phần thi Vượt chướng ngại vật, ẩn số cần tìm có 9 chữ cái. Hàng ngang đầu tiên được lựa chọn có câu hỏi: Ngày 24/11/2011, hát... Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Xuân Trường, Như Thảo và Thùy Trang ghi điểm với đáp án "Xoan".

Hàng ngang thứ hai được lựa chọn có câu hỏi: Trong bài thơ "Tống biệt hành" (Thâm Tâm), cảnh chia tay giữa kẻ ở và người đi diễn ra vào buổi nào trong ngày? Cả bốn thí sinh ghi điểm với đáp án "Chiều".

Hàng ngang thứ ba được lựa chọn có câu hỏi: Huy Cận đã khẳng định vị thế hàng đầu trong phong trào văn học nào với tập "Lửa thiêng"?

Ngay lập tức, Thùy Trang đã nhấn chuông trả lời chính xác từ khóa cần tìm là "Chiều xuân". Từ các dữ kiện hàng ngang như xoan, chiều..., Thùy Trang đã suy luận ra đáp án chướng ngại vật là tên bài thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Qua đó, cô đã rút ngắn khoảng cách với những người cùng chơi.

Sau hai phần thi, Xuân Trường dẫn đầu 80 điểm, Như Thảo 75 điểm, Bảo Khánh và Thùy Trang cùng 70 điểm.

Thùy Trang xuất sắc giải mã ẩn số chướng ngại vật.

Thùy Trang xuất sắc giải mã ẩn số chướng ngại vật.

Phần thi Tăng tốc diễn ra gay cấn, ngang tài ngang sức. Như Thảo đã có sự vươn lên mạnh mẽ để dẫn đầu với 165 điểm. Xuân Trường và Thùy Trang cùng 130 điểm, Bảo Khánh 100 điểm.

Phần thi Về đích, Như Thảo lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 điểm. Cô để Thùy Trang giành điểm trong câu đầu tiên; nhưng đã ghi điểm ở câu thứ hai để về vị trí với 165 điểm.

Thùy Trang với 150 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có cùng giá trị 20 điểm. Câu đầu tiên, Xuân Trường có quyền trả lời nhưng không ghi được điểm. Thùy Trang ghi điểm hai câu còn lại để về vị trí với 190 điểm.

Xuân Trường với 120 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 20 - 30 - 20 điểm và chọn Ngôi sao hi vọng ở câu cuối cùng. Xuân Trường ghi điểm câu đầu; để Như Thảo ghi điểm ở câu thứ hai; Bảo Khánh giành quyền trả lời ở câu cuối. Xuân Trường về vị trí với 90 điểm.

Bảo Khánh với 90 điểm, lựa chọn ba câu hỏi có giá trị 20 - 20 - 30 điểm và lựa chọn Ngôi sao hi vọng ở câu thứ hai. Bảo Khánh ghi điểm câu đầu tiên; để Xuân Trường ghi điểm câu thứ hai; Thùy Trang giành quyền trả lời ở câu cuối nhưng không có điểm. Bảo Khánh về vị trí với 90 điểm.

Kết quả chung cuộc, Nguyễn Ngọc Như Thảo (PT Năng khiếu, ĐHQG - HCM, TP. Hồ Chí Minh) với 195 điểm, giành vòng nguyệt quế trận tuần đầu tiên tháng 2 quý II Đường lên đỉnh Olympia 24.

Ngụy Thùy Trang (THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh) về nhì với 175 điểm. Cùng về vị trí trí thứ ba, Phạm Xuân Trường (THPT Tống Văn Trân, Nam Định) 110 điểm và Dương Hồng Bảo Khánh (THPT Chu Văn An, Lâm Đồng) 90 điểm.

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.