Nông dân Ia Lâu mất mùa do khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời tiết khô hạn, lượng mưa thấp khiến nông dân đang canh tác ruộng rẫy trên địa bàn xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) gặp rất nhiều khó khăn, lúa, mì, dưa hấu… đều đạt năng suất thấp. Đồng thời, giá cả thu mua các loại mặt hàng này hiện không cao nên hiệu quả kinh tế đem lại chỉ đạt thấp; nhiều hộ lâm vào cảnh thua lỗ.

 Nông dân Ia Lâu chăm sóc dưa hấu. Ảnh: Lê Hòa
Nông dân Ia Lâu chăm sóc dưa hấu. Ảnh: Lê Hòa

Vừa hoàn tất thu hoạch 5 sào dưa hấu, chị Hoàng Thị Thủy (thôn Cao Lạng, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) không mấy vui vẻ bởi sau 2 tháng vất vả, chị còn bị lỗ vốn 5 triệu đồng. “Tổng số tiền vợ chồng tôi thuê đất, thuê cày, mua phân bón, thuốc phun... đã mất 47 triệu đồng, đó là chưa kể tiền công. Vậy mà thu chỉ được 18 tấn dưa, bán giá 2.300 đồng/kg, thu về vỏn vẹn 41 triệu đồng. Làm ăn năm nay khó khăn quá!”-chị Thủy nói. Tình cảnh làm dưa thất bát không chỉ xảy ra với hộ chị Thủy mà hầu hết những người trồng dưa hấu trên địa bàn xã Ia Lâu năm nay đều đón vụ mùa kém vui. Với lợi thế còn nhiều đất mới khai hoang, cứ độ cuối mùa mưa, nông dân các tỉnh: Bình Định, Phú Yên lại kéo nhau lên Ia Lâu thuê đất trồng dưa hấu vụ Tết. Người dân Ia Lâu từ đó cũng học họ cách làm dưa, rồi trồng. “Năm nay thời tiết khô hạn, chăm dưa đã vất vả, chi phí tốn kém mà dưa hấu cũng không đạt năng suất. Giá thu mua dưa hấu đạt thấp, nhiều người trồng dưa hấu chịu lỗ vốn”-anh Phạm Tiến Lợi-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu cho biết.

Tương tự với các hộ trồng dưa, người trồng lúa ở Ia Lâu năm nay cũng bị mất mùa do khô hạn. Nhiều diện tích lúa bị giảm mạnh năng suất do khô hạn, dù trên địa bàn đã có công trình đập thủy lợi Plei Pai. “Nhà tôi gieo 3 sào lúa ở cánh đồng suối Cát nhưng chỉ thu được 9 bao thóc, tính ra chưa đầy 5 tạ lúa. Chừng ấy lúa không đủ nuôi 4 miệng ăn trong nhà chứ nói gì chuyện thóc dư bán để bù tiền đầu tư. Ở quanh khu này, nhà nào cũng chỉ thu được năng suất chừng ấy. Nguyên nhân năng suất lúa giảm mạnh là do thời tiết ít mưa, lúa trổ bông gặp hạn nên kết hạt kém”-anh Hoàng Văn Dụng (thôn Cao Lạng, xã Ia Lâu) chia sẻ.

Khá hơn các hộ trồng dưa, trồng lúa nhưng các hộ trồng mì cũng chẳng thu được là bao bởi mất mùa, giá không ổn định. “Nhà tôi có 1,9 ha đất chuyên trồng mì. Đầu vụ, nhà tôi xuống giống mì thì gặp hạn, phải trồng đi trồng lại tới 2 lần vẫn bị chết vì nắng hạn. Giờ mì chỉ còn lại ít cây còi cọc, ít củ, giá mì lại rẻ nên chẳng buồn thu hoạch”-anh Nông Văn Nhớ (thôn Cao Lạng, xã Ia Lâu) chia sẻ. Còn hộ chị Trần Thị Na ở cùng thôn nhẩm tính 4 ha mì của gia đình mình vụ này coi như lời lãi chả bao nhiêu. “Ruộng mì nhà tôi năm nay được đánh giá là tốt hơn so với các hộ khác nhưng cũng chỉ sống được 70% do khô hạn và sâu bệnh gây hại nhiều, chủ yếu là bệnh lở cổ rễ. Nắng quá nên năng suất mì giảm. Nếu như các năm trước, thu 12-13 tấn mì lát khô/ha thì năm nay chỉ đạt khoảng 8-9 tấn thôi. Giá mì giảm liên tục, đầu vụ thương lái thu mua 3.800 đồng/kg mì lát, nay chỉ còn 3.100 đồng/kg. Trừ tiền đầu tư coi như đủ công, nhà nào thuê nhiều nhân công là huề vốn”-chị Na nói.

Theo thống kê, vụ mùa vừa qua, nông dân các thôn, làng trên địa bàn xã Ia Lâu gieo trồng khoảng 3.925 ha cây trồng các loại, trong đó chủ yếu là các loại cây, như mì (1.120 ha), lúa, bắp, dưa hấu, rau đậu… Do thời tiết khô hạn nặng nên hầu hết các loại cây trồng đều bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó nặng nề nhất là cây lúa, mì, bắp. Đơn cử như cây mì năm nay năng suất giảm 30-40% dù diện tích tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Theo quy hoạch, diện tích cây mì trên địa bàn xã chỉ ở mức 500 ha, nhưng do một vài năm trước giá mì tăng cao, người dân đua nhau trồng nên diện tích mì vượt nhiều so với quy hoạch. Ngoài ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, việc nông dân tự chọn lọc giống, kỹ thuật canh tác còn hạn chế… cũng là nguyên nhân khiến mì giảm năng suất. Cây dưa hấu, hiện tại trên địa bàn có khoảng 40 ha. Khô hạn nên năng suất dưa chỉ đạt khoảng 25 tấn/ha, mức giá thu mua chỉ tầm 2.500 đồng/kg (mọi năm tầm này thương lái thu gom với mức giá 5.000-6.000 đồng/kg.

Riêng với cây lúa thì dù công trình đập thủy lợi Plei Pai đã đi vào hoạt động nhưng do vấp phải nhiều nguyên nhân khác nhau nên mức độ khai thác từ công trình này đang còn khá khiêm tốn; nhiều ruộng lúa ngay dưới chân đập vẫn chưa lấy được nước thủy lợi về sử dụng. Do đó, diện tích lúa bị giảm năng suất khá nhiều.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null