NÓNG: BA.5 Omicron thành dòng "thống trị" toàn cầu, WHO nêu 2 yêu cầu khẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số ca Covid-19 tiếp tục tăng ở 4 khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, châu Âu, Tây Thái Bình Dương. Hơn phân nửa số ca Covid-19 thế giới là BA.5 Omicron.

Theo báo cáo dịch tễ hàng tuần mà WHO vừa gửi đến các cơ quan báo chí rạng sáng 7-7 (giờ Việt Nam), đã có thêm 4,6 triệu ca Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới trong tuần lễ thống kê vừa qua (từ ngày 27-6 đến ngày 3-7). Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, như vậy số ca Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% chỉ trong 2 tuần.

 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp báo - Ảnh: WHO
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp báo - Ảnh: WHO


Tỉ lệ số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng tại 4/6 khu vực của WHO, trong đó cao nhất là khu vực Đông Địa Trung Hải, với mức tăng 29%.

Đáng chú ý, trong khi tỉ lệ tử vong chung toàn cầu giảm 12% trong tuần, tỉ lệ tử vong tại Đông Địa Trung Hải tăng 34%. Đây là một trong những khu vực mà WHO luôn bày tỏ lo ngại bởi tỉ lệ tiêm chủng rất thấp, đến tháng 4-2022 vẫn chỉ có 42% dân số được tiêm đủ liều cơ bản (2 mũi).

Số ca ở khu vực Đông Nam Á (Đông Nam Á của WHO không bao gồm Việt Nam) tăng 20%, tỉ lệ tử vong tăng 16%, đây cũng là vùng có nhiều quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Châu Âu tiếp tục tăng 15% về số ca mắc mới trong tuần và chiếm tới 52% số ca toàn thế giới.

Khu vực Tây Thái Bình Dương mà Việt Nam thuộc về chứng kiến sự đảo chiều: tuần trước giảm nhẹ, tuần này lại tăng 4% về số ca mắc nhưng số ca tử vong giảm 12%.

Khu vực châu Mỹ chứng kiến tỉ lệ mắc giảm 18%, tử vong giảm 13%; trong khi châu Phi có vẻ thực sự vượt qua đỉnh dịch với tỉ lệ mắc giảm 33%, tử vong giảm 50%.

Về tỉ lệ các biến chủng/biến chủng phụ, WHO đã thay đổi cách thống kê: Các dòng phụ của Omicron được tách ra, thống kê ngang hàng với Delta và các biến chủng chưa xác định thay vì tính như "con" của Omicron.

Theo cách thống kê mới này, biến chủng phụ BA.5 Omicron đã cho thấy nó chính thức trở thành dòng "thống trị" toàn cầu với tỉ lệ tăng vọt từ 37% lên 52% trên số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu GISAID.

Tỉ lệ BA.4 tăng nhẹ từ 11% lên 12% toàn cầu; trong khi BA.2.12.1 giảm từ 19% xuống 11%. BA.2 từng là dòng "thống trị" vài tuần trước nay chỉ chiếm 9% toàn cầu.

Tổng hợp lại, 92% số ca toàn cầu là do biến chủng Omicron, 0,01% là do Delta, trong khi phần còn lại đang được xác định thêm, có thể là Omicron, Delta hoặc các dạng tái tổ hợp khác.

Tổng Giám đốc WHO cho biết tổ chức này cũng đang theo dõi chặt chẽ biến chủng mới là BA.2.75, được báo cáo từ Ấn Độ vài ngày trước.

 


4 điều lo ngại và 2 khuyến nghị

Phát biểu tại buổi họp báo liên quan đến tình hình Covid-19 toàn cầu, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 4 thách thức lớn đối với dịch Covid-19 hiện nay: số xét nghiệm giảm khiến khó đánh giá về bức tranh Covid-19 toàn cầu; khả năng tiếp cận thuốc kháng virus còn thấp ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp; khả năng bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian và sự biến đổi của virus.

Vì vậy người đứng đầu WHO đưa ra 2 khuyến nghị quan trọng với các quốc gia thành viên:

Một là tiêm chủng và tiêm chủng tăng cường những người có nguy cơ cao nhất. Điều này bao gồm những người lớn tuổi, những người bị bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế. Sau đó xây dựng bức tường miễn dịch trong toàn bộ quần thể.

Hai là cung cấp thuốc kháng virus đường uống mới và các phương pháp điều trị khác cho tất cả mọi người. WHO đã làm việc với các tổ chức quốc tế khác và hứa sẽ hỗ trợ các quốc gia trong điều này.

Theo ANH THƯ (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.