Nơi tình yêu tìm thấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đi qua gần 75 mùa rẫy với biết bao thăng trầm, bà Đinh H'Phiên (SN 1949, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) vẫn giữ được nụ cười tươi tắn, trong veo. Đón tôi vẫn nụ cười như hôm nào, bà kể về cuộc đời cách mạng nhiều gian truân nhưng cũng đầy niềm vui, tự hào, nơi bà tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời.

Ân tình của Đảng

Hơn 10 tuổi, cô gái Đinh H'Phiên đã có nhiều đêm diễn “máu lửa” tại các lễ hội của làng Leng Tô. Năng khiếu múa nổi trội cùng vẻ đẹp chớm nở của thiếu nữ Bahnar nhanh chóng đưa H'Phiên trở thành hạt nhân của đội văn công tỉnh Gia Lai từ những năm 60 của thế kỷ trước.

“Đội văn công thường có những đêm diễn phục vụ chiến sĩ trước ngày ra trận. Không ai biết sau trận đánh ai còn, ai mất nên chúng tôi luôn trong tâm thế “cháy” hết mình trên sân khấu, có đêm diễn liên tục nhưng không biết mệt là gì. Một lần trên đường về lại đơn vị sau khi biểu diễn, đoàn văn công bị phục kích, B52 của địch ném bom xuống như mưa. Tôi bị thương ngay cửa hầm, đứt gân chân phải và phải điều trị ở trạm xá gần 4 tháng. Với diễn viên múa, bị thương như vậy ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nhưng khi vừa khỏi, tối đó, tôi đã đứng trên sân khấu biểu diễn phục vụ Đại hội chiến sĩ giữa núi rừng Krong”-bà H'Phiên kể.

Bà H'Phiên tự hào gìn giữ những huân-huy chương của chồng. Ảnh: H.N

Bà H'Phiên tự hào gìn giữ những huân-huy chương của chồng. Ảnh: H.N

Những bông hoa tình yêu vẫn âm thầm nở giữa bom đạn. Bà H'Phiên đã tìm thấy tình yêu đích thực của cuộc đời trong nghịch cảnh như vậy. Bà hồi nhớ: “Lần đó, mình cùng đoàn văn công biểu diễn ở huyện Kông Chro. Ông Đinh Tiết làm liên lạc cho Bí thư Tỉnh ủy, về dự đêm văn nghệ cùng dân làng. Lần đầu gặp nhau, cả hai chỉ nhìn nhau cười, không ai nói với ai câu nào. Sau đó, ông Tiết viết thư cho mình dò hỏi xem đã để ý ai chưa. Nhưng mình không biết chữ. Lá thư phải nhờ một người trong đội văn công đọc hộ. Vì vậy mà cái chuyện ông Đinh Tiết để ý mình lan nhanh như gió khắp rừng núi Krong. Mình đi đến đâu cũng có người trêu ghẹo. Nhưng tất cả, nhất là cấp trên đều vun vào”.

Kể đến đây, bà H'Phiên dừng lại vì xúc động, rồi lại tiếp tục với dòng suy tưởng. Cả ông và bà đều sớm mồ côi cha mẹ, từ nhỏ theo cách mạng, trưởng thành nhờ cách mạng. Ông bà cùng lớn lên giữ núi rừng, trong sự dìu dắt của đồng chí, đồng đội. “Năm 1970, cấp trên đứng ra tổ chức cho chúng tôi lễ cưới đơn giản giữa rừng núi Krong. Chúng tôi không có người thân nào chứng kiến giây phút trọng đại ấy, chỉ có những đồng chí, đồng đội bên cạnh, cấp trên thay mặt cha mẹ, đại diện hai bên. Ân tình đó tôi luôn khắc ghi trong lòng”-bà xúc động nói.

Sau đám cưới, ông Đinh Tiết được tạo điều kiện đi học ở Hà Nội rồi đến Liên Xô. Còn bà được cách mạng xóa mù chữ và cho đi học sư phạm, học y… Trở về căn cứ Krong, ngoài vai trò văn công, bà còn tham gia thêm một số nhiệm vụ khác. “Có thời kỳ mình thường xuyên cải trang, mặc áo dân tộc, đeo gùi ra chợ An Khê để mua bút, giấy trắng gùi lên núi Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) tiếp tế cho bộ đội. Hễ gặp lính canh, mình cười và chào tiếng Bahnar là chúng cho đi”-bà H'Phiên nhắc nhớ.

Sau giải phóng, giữa bộn bề khó khăn của công cuộc tái thiết, bà H'Phiên được giao nhiệm vụ xóa mù chữ cho người dân. Bà kể: “Mình được giao về dạy Trường Dân tộc Nội trú huyện Kbang. Công tác giáo dục thời kỳ này cực kỳ khó khăn. Không ai nghĩ học chữ trong khi cái bụng vẫn đói. Có những làng không người nào biết tiếng phổ thông. Người dân không chịu đi học, mình phải đến từng nhà vận động. Lớp học đủ mọi lứa tuổi, từ người già, trẻ em cho đến những người có thành tích nổi bật trong chiến tranh. Vận động được họ đến lớp rồi dạy cho được cái chữ cũng đâu phải dễ. Mình phải dùng năng khiếu văn nghệ hát, múa để thu hút, khiến không khí lớp học vui vẻ người ta mới không bỏ về”.

Tình yêu tìm thấy

Những tưởng xa cách trong thời kỳ chiến tranh là nguyên nhân khiến bà H'Phiên và người chồng chiến sĩ Đinh Tiết muộn con. Nhưng sau giải phóng được về công tác chung cơ quan, chờ mãi mà niềm vui của họ vẫn không đến. “Tỉnh ủy, các cô chú cấp trên tạo điều kiện rất nhiều để chúng tôi chữa chạy hiếm muộn. Tôi còn nhớ có lần chú Năm Vinh đi công tác Hà Nội, gọi tôi lại nói: H'Phiên, đi với chú ra Hà Nội. Kỳ này để chú trực tiếp đưa hai vợ chồng vào bệnh viện xem sao. Nhiều lần như vậy vẫn không có kết quả. Vợ chồng tôi luôn biết ơn sự quan tâm đó của tổ chức, của lãnh đạo”-bà H'Phiên chia sẻ.

Thêm thời gian chờ đợi thì năm 1987, ông trời mang đến cho vợ chồng bà một đứa con gái. Lúc đó, ông Đinh Tiết làm Chủ tịch UBND huyện An Khê (nay là thị xã An Khê), còn bà là Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện. Một bé gái 5 tuổi bị bỏ lại giữa chợ An Khê được người dân đưa lên Hội Phụ nữ trao cho bà.

Bà tâm sự: “Mình đặt tên con là Đinh Thị H'Phin. Từ ngày có đứa con gái này, cuộc sống của vợ chồng mình nhiều nụ cười hơn. Ông Tiết hiền, ít nói lắm, cho đến lúc mất cũng chưa từng nói nặng mình một lời. Ông ít bày tỏ cảm xúc nhưng việc có con khiến ông vui không biết chừng nào”.

Bà H'Phiên bên cháu ngoại. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà H'Phiên bên cháu ngoại. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông ra đi bất ngờ sau tai nạn năm 2011. Bà H'Phiên có nguyện vọng đưa ông về chôn cất theo phong tục của người Bahnar tại khu nhà mồ làng Leng Tô. Bà cũng chuyển hẳn về làng sống để được gần gụi, chăm sóc phần mộ của ông, ở ngay cạnh phòng thờ của chồng trên tầng 2 căn nhà xây khang trang, rộng rãi. Nhiều kỷ vật của ông như cái giường gỗ giản dị, chiếc ghế mát xa ông hay dùng lúc còn sống; nhất là những huân-huy chương gắn với cuộc đời cách mạng nhiều chiến công của người chiến sĩ Đinh Tiết, gắn trên khung gỗ với nền đỏ thắm như tình yêu bà dành cho chồng bà đều giữ lại cẩn thận.

Bà nói rằng, theo phong tục Bahnar, những vật dụng này sẽ bỏ đi sau lễ bỏ mả. Nhưng bà giữ lại để cảm thấy ông luôn ở cạnh bên, như chưa có cuộc chia ly nào ngăn cách ông bà. Căn nhà của bà có hướng nhìn về dãy núi Kông Lơng Khơng-quê hương ông Đinh Tiết. Ngày ngày, bà như vẫn thấy bóng dáng người bạn đời khi nhìn về hướng núi ấy, vẫn thấy ông trong từng câu chuyện cũ, ngoài nghĩa vợ chồng còn có chung một cội nguồn cách mạng.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.