NÓI THẲNG: Trung Quốc lợi dụng dịch để lấn tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với chiến thuật "cây bắp cải", rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc nhân cơ hội các nước tập trung chống dịch Covid-19 sẽ tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.



Có thể thấy trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển.

Lợi dụng dịch bệnh

Đầu tiên phải kể đến việc Trung Quốc tuyên bố đưa 2 trạm nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu tổng hợp đảo và rạn của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hoạt động ở Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tiếp theo đó là việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá và bắt giữ 2 tàu cá của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của nước ta vào rạng sáng 2-4. Trong vụ việc mới này, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại trắng trợn tuyên bố rằng "tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc".

Cần biết, với phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016, bị thất bại nặng nề trong vụ Philippines kiện trên biển Đông, Trung Quốc đã nhận thức được nguy cơ thất bại trong mưu đồ độc chiếm biển Đông nên bằng mọi giá tìm đối sách, kế độc mới mà những vụ việc vừa qua là minh chứng.

Với những nỗ lực của giới nghiên cứu và thực thi pháp luật trên biển, có vẻ như một chiến lược khẳng định chủ quyền mới đã và đang được Trung Quốc triển khai. Chiến lược này được vận hành thông qua chiến thuật "cây bắp cải" và "vùng xám". Hai vụ việc lập trạm nghiên cứu khoa học trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là những hoạt động nằm trong chiến thuật "cây bắp cải" và "vùng xám" này. Với các chiến thuật này, rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ nhân cơ hội các nước đang tập trung chống dịch Covid-19 để tiếp tục các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam.

Đáp lại những hoạt động trái phép của Trung Quốc, với chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc xây dựng và vận hành 2 trạm quan trắc tại quần đảo Trường Sa, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; đồng thời gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để bác bỏ yêu sách chủ quyền sai trái của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc.

Trước mưu đồ mới của Trung Quốc, Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm và giao thiệp với các nước, đặc biệt là các cường quốc trên thế giới để thông báo tình hình xảy ra trên biển Đông, khẳng định lại lập trường chính nghĩa của mình. Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu được và đồng lòng hỗ trợ Chính phủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp trên biển.


 

 Ngư dân tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm vào rạng sáng 2-4 đã về đến Việt Nam Ảnh: Tử Trực
Ngư dân tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm vào rạng sáng 2-4 đã về đến Việt Nam Ảnh: Tử Trực



Bóc mẽ "cây bắp cải"

Với chiến thuật "cây bắp cải", Trung Quốc huy động sự tham gia của các lực lượng từ bán vũ trang tới vũ trang toàn diện.

"Cây bắp cải" bắt đầu từ lớp ngoài cùng với lực lượng "dân binh", bao gồm các tàu đánh cá có vũ trang, tàu nghiên cứu khoa học biển, thậm chí là tàu chở hàng thông thường. Các tàu này được trang bị đặc biệt, có mang vũ khí với nhiệm vụ là "thực hiện các quyền được pháp luật cho phép trong vùng biển Trung Quốc". Trong số "dân binh", tàu đóng vai trò quan trọng nhất là "ngư binh" hay tàu cá có vũ trang. Các tàu "ngư binh" Trung Quốc là những tàu cá rất lớn, đóng vỏ sắt, có lượng giãn nước tới 500 tấn và được trang bị vũ khí với lực lượng "dân binh" được đào tạo bài bản. Theo đánh giá của một số chuyên gia, tổng số tàu "ngư binh" của Trung Quốc khoảng trên 300 chiếc.

Một đặc điểm quan trọng là rất nhiều tàu trong số các tàu này không thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế về bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Theo Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), hầu như rất nhiều tàu "dân binh", "ngư binh" của Trung Quốc không thực hiện các hoạt động đánh bắt cá; thay vào đó, thực hiện nhiệm vụ bao vây tàu chấp pháp nước ngoài tại vùng đặc quyền kinh tế của nước đó khi cần thiết.

Lực lượng thứ hai là tàu hải cảnh của Trung Quốc, được hợp nhất từ các lực lượng: Hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC). Lực lượng này chỉ có vài tàu có lượng giãn nước dưới 2.000 tấn, số đông còn lại là tàu có lượng giãn nước nằm trong khoảng 2.000 - 5.000 tấn, được vũ trang hùng hậu. Trong số này, có 2 tàu hải cảnh lớn nhất là tàu 3901 và tàu 2901, với lượng giãn nước 12.000 tấn, trang bị pháo 76 mm cùng 2 pháo 30 mm, có bãi đáp chứa trực thăng. Đây là lực lượng hỗ trợ tàu cá, các tàu nghiên cứu khoa học, thăm dò của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển nước ngoài; đồng thời dồn ép, gây căng thẳng cho tàu cá và tàu thực thi pháp luật của các nước khác. Tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam gần đây thuộc nhóm tàu này.

Lực lượng thứ 3, nằm ở lõi "cây bắp cải", là tàu hải quân Trung Quốc, sẵn sàng hỗ trợ nếu tàu "dân binh", hải cảnh bị tấn công.

Chiến thuật "cây bắp cải" Trung Quốc đã hỗ trợ triển khai chiến thuật "vùng xám". Bản chất của chiến thuật "vùng xám" là sử dụng các tàu bán vũ trang hoặc chấp pháp dân sự như tàu "ngư binh", hải cảnh, thậm chí tàu chở hàng để quấy nhiễu, dồn ép, bắt nạt các tàu thuyền các nước hoạt động hợp pháp ngay trong vùng biển của nước đó.

Đáng lo ngại là với chiến thuật "cây bắp cải", lực lượng hải quân sẵn sàng tham gia xung đột nếu các tàu "dân binh", "ngư binh", hải cảnh làm nhiệm vụ quấy nhiễu bị lực lượng thực thi pháp luật của các nước kháng cự.


 

Bất chấp phản đối của các nước

Ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên của The Diplomat, trong bài viết đăng tải ngày 6-4 nhận định hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu hải cảnh Trung Quốc tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy nguy cơ căng thẳng liên tục ở biển Đông ngay cả khi thế giới đang căng mình chống dịch Covid-19.

Ông Prashanth Parameswaran dẫn lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6-4 cho rằng "đây là vụ việc mới nhất trong loạt hành động của Trung Quốc". Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Bắc Kinh cũng đồng thời công bố "các trạm nghiên cứu" mới trên những căn cứ quân sự mà nước này xây dựng trái phép ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; đồng thời cho máy bay quân sự đặc chủng hạ cánh xuống Đá Chữ Thập. Theo ông Prashanth Parameswaran, những diễn biến này làm tình hình biển Đông càng thêm phức tạp. Các quốc gia Đông Nam Á vừa ứng phó với Covid-19 vừa phải đối mặt với những thách thức an ninh bên ngoài, trong đó có yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông.

Nhận định về hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu hải cảnh Trung Quốc, tờ Washington Examiner cũng cho rằng vụ việc nêu bật cách Trung Quốc đang khẳng định quyền kiểm soát đối với vùng biển được nhận định là tuyến đường thủy quốc tế quan trọng trong nhiều thập kỷ. Còn Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, trong bài viết trên Washington Examiner, nói với mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, nước này muốn khẳng định rằng "không ai được phép hoạt động mà không có sự cho phép của Trung Quốc, bằng không sẽ đối mặt với nguy cơ xảy ra bạo lực với lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc lực lượng "dân binh" Trung Quốc".

Trong khi đó, ông Tom Rogan, nhà bình luận chính sách đối ngoại của tờ Washington Examiner, nhấn mạnh trên thực tế, Trung Quốc chỉ quan tâm đến "ngọn núi" kinh tế toàn cầu nhằm bảo đảm các chuỗi cung ứng toàn cầu giao nhau với Trung Quốc và Bắc Kinh có quyền truy cập vào mạng lưới tài sản trí tuệ và tài nguyên thúc đẩy đổi mới kinh tế. Do đó, Bắc Kinh tích cực trong vấn đề biển Đông và nhiều lần đánh bắt cá khu vực kinh tế độc quyền (EEZ) của các nước khác như Indonesia, Việt Nam. Những lần như thế, các đội tàu đánh cá "dân binh" Trung Quốc không quan tâm đến hệ sinh thái.

Còn theo chuyên gia quân sự Carl Schuster, cựu Giám đốc tại Ủy ban Tình báo Hỗn hợp thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ), Trung Quốc đang tìm mọi cách để cải thiện vị thế của mình ở biển Đông. Vụ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam minh chứng cho cách Trung Quốc thúc đẩy vị thế của mình, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực.


 

Huệ Bình


Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.