Nơi bình yên nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ba mẹ tôi là nông dân.

 

Nhà tôi là điển hình cho thảm kịch "nhà nghèo, con đông". Mấy sào ruộng và mấy con bò gánh 11 miệng ăn nên cứ phải "ăn bữa nay lo bữa mai". Không có tấm áo lành nhưng mẹ kiên quyết "mình tao mù chữ là đủ". Nhờ sự kiên quyết ấy mà vượt lên nghèo khổ, chị em tôi đều được tới trường, có điều vừa học vừa làm.

Tuổi nào việc nấy. Mấy anh chị phụ mẹ chuyện đồng áng, kiếm củi, trồng khoai. Chị Sáu lo cơm nước, anh Bảy hái củi, chị Tám cắt cỏ, tôi lãnh chức tổng chỉ huy đàn bò 5 con, Út coi vườn rau ở nhà. Tóm lại, cả nhà không ai được phép chơi nhưng "còng lưng mà chạy cực còn theo sau".

Bạn có hình dung được bữa cơm của con nhà nghèo? Thực đơn chính của nhà tôi là "một không, một có". "Một có" là chén mắm dầm ớt - phần của ba mẹ, anh chị; "một không" là chén mắm không của tôi. "Hôm nay nhà ta được ăn "má với cằm". Nghe câu ấy cả nhà đều cười. Không phải được ăn cái má và cằm của con heo đâu, là ba tôi nói ngược "mắm với cà", nói kiểu "bánh vẽ" cho ra dáng thịt cá, nói cho vui thôi.

Nhớ có lần ăn cơm, tôi nhai trúng viên sạn suýt vỡ răng, mẹ nói ráng, vài năm nữa bây lớn chắc đỡ khổ chứ hông lẽ cứ cực hoài. Mẹ nói mà rơm rớm. Tôi thương những vết nhăn chằng chịt trên mặt mẹ, cũng mủi lòng muốn khóc.

Nhưng phải sau này, phải khi đã làm mẹ, khi đã biết nhịn cho con miếng ngon, giành nằm chỗ ướt để chỗ ấm cho con, tôi mới hiểu vì sao mẹ bảo thích ăn cơm độn, thích ăn chuối chát non chấm nước mắm cay, thích gặm trái bắp còn hạt mà chị em tôi đã ăn sơ sài. Còn ba? Cũng phải sau này, tôi mới rơi lệ khi nhớ về bữa cơm chỉ có đĩa cá rô ba đặt lờ, chị em tôi xiên đũa rỉa không còn miếng thịt nào thì ba hỏi, còn miếng xương, có đứa nào ăn được không, biết ngõ ba gắp? Vậy mà tôi cũng "dạ" tranh phần. Đó là bữa cơm "kinh điển" - bây giờ gia đình tôi mỗi lần sum họp đều nhắc lại rồi cười mà muốn rơi nước mắt.

Nhưng sự thật là phải đợi đến khi tôi - đã là cô giáo, sau tất cả những tai ương, ba mẹ lại dang tay đón về căn nhà nhỏ bên sông, sớm tối có nhau.

Tạ ơn những lần vấp ngã đã giúp tôi nhận ra đâu mới là nơi chốn thật sự bình yên của cuộc đời!

 

Theo Nguyễn Thị Bích Nhàn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.