Về tổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước sân nhà tôi có một lùm cây sum suê. Những lúc rảnh rỗi, đứng ở ban công nhìn ra, tôi thấy hai chú chim sẻ ríu rít bên nhau cùng nhau xây tổ. Hình ảnh đôi chim gợi nên sự ấm cúng, khiến lòng người cũng thấy vui theo. Tôi chợt nhớ đến đôi câu thơ đã thuộc từ lâu: “Con chim có tổ/Như ta có nhà…”. Sau một ngày kiếm ăn, đôi chim lại tìm về tổ ấm, nuôi những đứa con lớn lên. Rồi một ngày đủ lông cánh, những con chim non ấy lại rời chiếc tổ cũ để xây tổ ấm mới cho riêng mình. Chim và người, tuy khác giống loài nhưng lại có điểm tương đồng như vậy. Chim đã rời tổ có lẽ vẫn còn nhớ đến tổ xưa, còn con người thì mấy ai quên được cái tổ ấm nơi mình lớn lên, dù bao nhiêu năm đã qua, dù đến lúc tóc bạc da mồi.
Đã bao lần tôi ngập ngừng trên con đường cũ dẫn vào nhà cha mẹ mà không dám bước vào, vì nơi đó không còn là nhà tôi, không còn mẹ cha, anh em tôi nữa. Tôi sợ nhìn thấy những đổi thay làm vỡ tan những hình ảnh đẹp được lưu giữ trong tiềm thức. Tôi đã đứng tần ngần giữa bóng chiều nhạt nắng, nhìn những chú chim sau một ngày kiếm ăn tìm bay về tổ ấm mà nghe lòng thổn thức. Nỗi nhớ về cội nguồn hầu như luôn day dứt trong lòng mỗi người con, dù họ đã đủ lớn và đã xây cho mình một tổ ấm yêu thương mới.
Cuộc sống ngày nay cho ta nhiều cơ hội để đi đến những vùng đất mới, suy nghĩ về quê hương cũng rộng mở hơn. Ta yêu quý những nơi mình đi qua, trân trọng cơ hội có được ở nơi ấy. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người luôn có sự gắn chặt với kỷ niệm thời thơ ấu, với vùng quê nơi mình lớn lên. Có vẻ như, ta càng nhớ nó nhiều hơn nếu nơi ấy gắn liền với những nhọc nhằn vất vả của cha, với giọt mồ hôi mặn chát trên lưng áo mẹ. Vùng quê khó nghèo, cằn khô sỏi đá làm ta hiểu hơn sự hy sinh của cha mẹ và chính vì vậy mà ta thêm yêu những con người đã đồng cam cộng khổ, yêu vùng đất dù không màu mỡ phì nhiêu nhưng cũng đã không phụ công người.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Những người con xa quê nếu không thể về thăm thì bằng cách này hay cách khác cũng sẽ thể hiện tình cảm của mình với quê hương. Món tiền mà con cháu ở xa đóng góp để xây trường, làm đường hay tặng những phần quà cho bà con nghèo quê mình là cả một tấm lòng. Những sẻ chia ấy, dù ít hay nhiều đều rất đáng trân trọng. Trên những chuyến xe hàng ngày vẫn vào Nam ra Bắc, ta sẽ gặp những người ở nhiều lứa tuổi về quê. Người trẻ tuổi thì quê hương còn có cha mẹ, anh em, bạn bè, có một mái nhà để về. Người lớn tuổi thường thì cha mẹ đã không còn, anh em mỗi người một cuộc sống riêng, họ về quê chỉ để thắp nén hương cho tổ tiên và nhìn lại những hình ảnh thân thương ngày cũ. Rồi họ đi, thầm hứa sẽ trở về.
Một học sinh cũ của tôi vừa về thăm lại quê nhà sau nhiều năm định cư ở nước ngoài. Ngày ra đi, em còn là một cậu bé học sinh THCS, giờ thì đã là người đàn ông thành đạt. Hơn hai mươi năm đã trôi qua mà ngôi trường xưa vẫn chưa nhòa trong ký ức. Cậu học trò về đứng trước cổng trường ghi lại tấm hình kỷ niệm, một hình ảnh thật xúc động. Em đã đi nhiều nơi, đã từng được học ở những ngôi trường nguy nga, hiện đại, nhưng ngôi trường làng-nơi khắc ghi những kỷ niệm tuổi thơ vẫn không mờ nét. Em nói, không ở đâu và với ai, em tìm thấy những cảm xúc như với con người và cảnh vật nơi đây. Một cánh đồng lúa xanh, những mái nhà thấp thoáng trong vườn cây trái, bàn tay cháy nắng nhăn nheo của người nông dân, đôi má đỏ ửng của người thiếu nữ sau mỗi buổi làm đồng. Đơn giản vậy thôi mà gợi bao thương nhớ. Hạnh phúc thay cho những ai có một chốn xưa để tìm về.
Chiều chiều, khi tà dương dần khuất, tôi vẫn thường ngắm từng đàn chim rủ nhau bay về tổ trên những lùm cây. Tiếng chim rinh rích trong vòm lá nghe thật vui tai, đem lại một vẻ thanh bình thư thái cho người tản bộ sau một ngày làm việc. Tôi tin rằng, chim cũng như người, không nơi nào ấm êm hơn chiếc tổ, dù đó là chiếc tổ cầu kỳ, công phu hay đơn giản, sơ sài. Đời người dù lắm đổi thay nhưng những tổ ấm yêu thương vẫn luôn gọi bước chân về.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.